Tin KHCN nước ngoài
Kỷ lục thế giới về truyền tải dữ liệu bằng mạch thông minh (28/10/2014)
-   +   A-   A+   In  

Sử dụng ít dây dẫn, ăng ten nhỏ và truyền tải băng video nhanh hơn là kết quả có được nhờ một loại mạch vi sóng mới do các nghiên cứu thuộc trường Đại học Công nghệ Chalmers, Thụy Điển chế tạo.

Khi chúng ta xem được một đoạn phim trên điện thoại hoặc máy tính bảng, đó là nhờ sự can thiệp của cả dây truyền công nghệ tiên tiến. Đểmột bộ phim bắt đầu được phát liên tục khi ấn nút play, chúng ta có thể nhanh chóng tiếp nhận dữ liệu thông qua chuỗi thiết bị, ăng ten và máy thu. Cùng với số lượng người sử dụng ngày càng tăng, nhu cầu về chất lượng hình ảnh đẹp và các hệ thống không dây, thì việc đưa ra các phương pháp truyền tải khối lượng lớn dữ liệu qua không khí với tốc độ phù hợp đặt ra thách thức lớn.

 

Sử dụng tần số cao hơn mức hiện nay từ 100 Gigahertz và cao hơn có thể là giải pháp vì điều này sẽ giúp truy cập vào dải tần số trống lớn, cho phép truyền dữ liệu tốc độ cao. Các nhà khoa học trên toàn thế giới đang nghiên cứu chế tạo mạch dữ liệu, có khả năng truyền và nhận tín hiệu đủ mạnh ở tần số cao hơn. Các nhà khoa học tại Đại học công nghệ Chalmers và Ericsson, Thụy Điển đã chế tạo thành công mạch thông minh này.

 

Herbert Zirath, Giáo sư về các thiết bị điện tử tốc độ cao và là một trong các tác giả nghiên cứu cho biết đã thiết kế mạch cho tín hiệu tần số 140gigahertz với một băng thông lớn. Trong thử nghiệm tại phòng thí nghiệm, mạch đã đạt tốc độ truyền dữ liệu  40 Gigabit/giây, nhanh gấp 2 lần kỷ lục thế giới đã được lập trước đó.

 

Theo GS. Herbert, sự phát triển của vật liệu bán dẫn đã cho phép sản xuất mạch truyền tín hiệu cao tần công suất lớn. Các mạch được chế tạo từ vật liệu bán dẫn indium phosphide, có kích thước nhỏ đến mức cần có kính hiển vi mới phân biệt được các chi tiết.

 

Việc truyền dữ liệu không dây tốc độ nhanh hơn được dự báo có một số ứng dụng như phục vụ các sự kiện văn hóa thế thao lớn, ở đó, các đoạn băng độ phân giải cao cần được truyền trực tiếp lên màn hình một cách nhanh chóng, mà không cần dây dẫn dài.

 

Dự án nhận được tài trợ của Quỹ nghiên cứu chiến lược Thụy Điển và bước tiếp theo,  các nhà nghiên cứu sẽ kiểm tra mạch thông minh trong các điều kiện thực tế. Trong vài năm tới, mục tiêu của dự án là chứng minh khả năng truyền dữ liệu không dây với tốc độ 100 Gigabit/giây.

Nguồn: vista

Số lượt đọc: 9021

Về trang trước Về đầu trang