1. Triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 16/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo, thực hiện phòng, chống tai nạn thương tích và đuối nước cho học sinh, trẻ em.
2. Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về phòng, chống đuối nước trẻ em; thường xuyên tuyên truyền trên loa phóng thanh của các xã, phường, thị trấn. Tuyên truyền, vận động gia đình thường xuyên quan tâm, giám sát trẻ em, đặc biệt trong mùa mưa bão, thời gian nghỉ hè; chủ động đưa trẻ em đi học bơi, học kỹ năng an toàn trong môi trường nước; phổ biến kiến thức, kỹ năng về phòng, chống đuối nước trẻ em cho người dân và trẻ em.
3. Tiếp tục triển khai thực hiện việc xây dựng Ngôi nhà an toàn, Trường học an toàn và Cộng đồng an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em nhằm loại bỏ các nguy cơ gây đuối nước cho trẻ em. Quan tâm hỗ trợ, trang bị và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất để dạy bơi cho trẻ em tại địa phương; đào tạo, tập huấn nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo viên dạy bơi, dạy kỹ năng an toàn trong môi trường nước.
4. Tăng cường công tác dạy bơi, dạy kỹ năng an toàn trong môi trường nước cho trẻ em tại cộng đồng, trường học, ưu tiên hỗ trợ trẻ em thuộc các hộ nghèo, hộ cận nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Tích cực vận động các nguồn lực hỗ trợ công tác phổ cập bơi cho trẻ em tại các vùng sâu, vùng xa, điều kiện khó khăn.
5. Sở Du lịch, UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác tuần tra, cứu hộ, cứu nạn tại các bãi biển, lưu ý cắm cờ, biển báo tại các vùng nước xoáy... nhằm phát hiện và ứng cứu kịp thời các tai nạn có thể xảy ra; Rà soát, đảm bảo các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch có hồ bơi: trang bị đủ dụng cụ cứu hộ, bố trí nhân viên có nghiệp vụ chuyên môn trực cứu hộ trong suốt thời gian du khách sử dụng hồ bơi; Các đơn vị lữ hành khi đưa khách du lịch đến tham quan tại các điểm sông, suối, ao, hồ, bãi biển cần thông tin trước cho du khách biết những nơi nguy hiểm, phòng tránh rủi ro đáng tiếc xảy ra trong quá trình tham quan, nhất là vào các ngày có đông du khách như cuối tuần, lễ, tết; Các cơ sở kinh doanh phương tiện đường thủy vận chuyển khách du lịch đảm bảo các điều kiện an toàn cho du khách khi sử dụng dịch vụ: trang bị phao cứu sinh, dụng cụ cứu sinh, cứu đắm; chở đúng số lượng người theo quy định, yêu cầu khách mặc áo phao và chấp hành nội quy trên tàu; thường xuyên cập nhật thông tin về dự báo thời tiết, dự phòng các diễn biến thời tiết bất thường để có các biện pháp đảm bảo an toàn.
6. Tổ chức kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về an toàn giao thông đường thủy, phòng, chống tai nạn, đuối nước trẻ em tại cơ sở; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Rà soát phát hiện kịp thời các khu vực thường xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước để có biện pháp chủ động phòng ngừa, đảm bảo an toàn cho trẻ em như làm rào chắn, biển cảnh báo tại hố nước, hồ ao, sông ngòi, các khu vực sâu, nguy hiểm...
7. Xây dựng và triển khai cơ chế phối hợp giữa các ngành, đoàn thể về phòng, chống đuối nước cho trẻ em. Ngành Giáo dục và Đào tạo tăng cường phối hợp với cơ quan Lao động, Thương binh và Xã hội, cơ quan Y tế, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các cấp thực hiện tốt công tác quản lý trẻ em, đảm bảo an toàn cho trẻ em ở trường học, trong gia đình và cộng đồng, nhất là trong các dịp nghỉ hè.
Thời gian qua, cả nước đã liên tiếp xảy ra nhiều vụ đuối nước thương tâm gây tử vong cho trẻ em (08 học sinh đuối nước tử vong trong lúc tắm sông Đà, tỉnh Hòa Bình; 06 học sinh đuối nước tử vong khi tắm biển tại tỉnh Quảng Nam; 03 học sinh đuối nước tử vong trong khi đi câu cá tại tỉnh Gia Lai...) Tại Bà Rịa – Vũng Tàu, trong 04 tháng đầu năm 2019, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 04 vụ đuối nước gây tử vong 04 trẻ em. Những vụ tai nạn đuối nước thương tâm nói trên không chỉ cướp đi sinh mạng của các nạn nhân nhỏ tuổi mà còn gây nên tâm lý hoang mang trong dư luận, ảnh hưởng đến an ninh trật tự và phát triển kinh tế, xã hội tại các địa phương. Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong những năm gần đây, tai nạn đuối nước luôn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em và trẻ vị thành niên tại Việt Nam, chiếm hơn 50% các trường hợp tử vong do tai nạn thương tích. Trước tình trạng này, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các Sở, ngành, đoàn thể và địa phương trên địa bàn tỉnh tích cực triển khai các hoạt động phòng, chống đuối nước trẻ em như: - Công văn 3417/UBND-VP về việc Tăng cường công tác phòng, chống đuối nước trẻ em. - Công văn 4164/UBND-VP về việc Đẩy mạnh triển khai chương trình bơi an toàn, phòng chống đuối nước trẻ em năm 2019. - Công văn 4644/UBND-VP về việc tổ chức Lễ phát động toàn dân tập luyện môn bơi phòng, chống đuối nước năm 2019. |
Từ năm 2016, UBND tỉnh cũng đã ban hành Kế hoạch phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Kế hoạch nêu rõ trách nhiệm của từng Sở, ngành và đề ra các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể nhằm kiểm soát tình hình tai nạn, thương tích trẻ em; đặc biệt là tai nạn đuối nước và tai nạn giao thông; qua đó góp phần nâng cao vai trò, ý thức trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các Ban, Ngành, Đoàn thể, nhà trường, các bậc cha mẹ và cộng đồng trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Theo Kế hoạch, tỉnh phấn đấu đến năm 2020 giảm tỷ suất trẻ em bị tai nạn, thương tích xuống còn 150/100.000 trẻ em; giảm tỷ suất trẻ em tử vong do tai nạn, thương tích xuống dưới 4/100.000 trẻ em; giảm 6% số trẻ em bị tử vong do đuối nước so với năm 2015; 40% trẻ em trong độ tuổi tiểu học, và trung học cơ sở biết kỹ năng an toàn trong môi trường nước; 100% các huyện, thành phố tiếp tục triển khai chương trình bơi an toàn cho trẻ em...