Tin KHCN nước ngoài
Tảo làm cho nước thải an toàn hơn (18/04/2019)
-   +   A-   A+   In  

Hợp chất gây rối loạn nội tiết (EDCs), hay còn gọi là các loại hợp chất nhân tạo được tìm thấy trong các chất như thuốc trừ sâu, phụ gia thực phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân. Thật không may, chúng cũng liên quan đến một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Dường như tảo có thể được sử dụng để loại bỏ chúng khỏi nước thải.



Khi chúng ở trong môi trường, hợp chất gây rối loạn nội tiết có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua thức ăn, bụi và nước; thông qua việc hít phải khí và các hạt trong không khí; và thông qua tiếp xúc với da. Sau đó, chúng can thiệp vào các chức năng của hormone, có khả năng dẫn đến rối loạn sinh sản, một số bệnh ung thư, chậm phát triển thần kinh ở trẻ em và một loạt các vấn đề liên quan đến hormone khác.

Trưởng nhóm nghiên cứu Tiến sĩ Xuelian Bai và Kumud Acharya đến từ Viện nghiên cứu Las Vegas, cho biết: “Một lượng hóa chất đã được tìm thấy trong nước thải được xử lý, chúng tôi đã thiết lập về việc phát triển phương pháp tốt hơn để loại bỏ chúng và tìm đến một loại tảo nước ngọt phổ biến được gọi là Nannochloris”. 

Trong quá trình thí nghiệm kéo dài 7 ngày, tảo được nuôi trong các mẫu nước thải được xử lý được thu thập từ Khu cải tạo nước Clark County. Trong trường hợp các mẫu đã được xử lý bằng kỹ thuật siêu lọc, tảo đã loại bỏ khoảng 60% của ba loại thuốc thông thường - 17β-estradiol, 17α-ethinylestradiol và axit salicylic. Cần lưu ý rằng trong các mẫu đã được xử lý bằng cách sử dụng ozon hóa (truyền ozone), tuy nhiên, tảo không phát triển tốt và do đó ít có tác dụng. Các nhà khoa học hy vọng rằng tảo cuối cùng có thể được sử dụng trong ao nhân tạo hoặc xây dựng vùng đất ngập nước. 

Tiến sĩ Xuelian Bai, giải thích: “Hầu hết các nhà máy xử lý nước thải không được thiết kế để loại bỏ các chất gây ô nhiễm không được kiểm soát này ở nồng độ thấp hơn, nhưng chúng tôi biết rằng chúng có thể gây ra ảnh hưởng sức khỏe cho các loài thủy sản và thậm chí cả con người, ở nồng độ lớn. Điều này liên quan đến những nơi nước thải được tái chế để sử dụng trong nông nghiệp hoặc thải trở lại vào nguồn nước uống”.

Nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí Environmental Pollution.

Nguồn: vista.gov.vn

Số lượt đọc: 5079

Về trang trước Về đầu trang