Tin KHCN trong nước
Trạm điều khiển biết 'nói' giúp giảm tai nạn đường sắt (04/12/2018)
-   +   A-   A+   In  
Với việc thiết kế 3 trạm điều khiển có khả năng giao tiếp với nhau tại khu vực gác chắn đường sắt, hệ thống cảnh báo an toàn sẽ tự động vận hành khi tàu đến, giảm tối đa tai nạn.

Hệ thống này là ý tưởng của một nhóm sinh viên gồm Nguyễn Phúc Thịnh, Đỗ Tấn Phước và Nguyễn Duy Quốc Thái, là sinh viên năm 2, khoa Điện, trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM.

Trạm điều khiển biết 'nói' giúp giảm tai nạn đường sắt - 1

Các trạm gác chắn hiện nay chưa mang tính tự động hóa và đó là lý do nhóm sinh viên sử dụng cảm biến và công nghệ để tự động hóa hệ thống gác chắn, nâng cao an toàn. Trong ảnh: Một trạm gác chắn tại Quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng. Ảnh: Hà Thế An.

 

Tự động hóa để giảm tai nạn

 

Sau khi tìm hiểu, các bạn nhận thấy hạ tầng kĩ thuật của ngành đường sắt Việt Nam hiện tại còn rất nhiều bất cập.

 

Cụ thể, các hệ thống an toàn và cảnh báo tai nạn đường sắt đang bị xuống cấp tại nhiều khu vực. Một số trạm gác chắn còn vận hành thủ công và hệ thống điều hành chạy tàu chưa được trang bị công nghệ hiện đại, nên nếu người gác chắn bất cẩn có thể gây ra tai nạn giao thông.

 

Vì thế nhóm đã sáng tạo một hệ thống điều hành an toàn chạy tàu tại các trạm gác chắn hoàn toàn tự động.

 

Hệ thống cảnh báo và an toàn đường sắt gồm 3 trạm giao tiếp với nhau bằng sóng vô tuyến. Trạm 1 gồm gồm cảm biến siêu âm dùng để nhận biết tàu đến sau đó truyền dữ liệu đến trạm 2 sẽ xử lí thông tin và điều khiển các thiết bị cảnh báo và an toàn như còi kêu, rào chắn được hạ xuống, màn hình LCD hiển thị chữ “nguy hiểm”.

 

Khi tàu đi qua, trạm 3 gồm cảm biến siêu âm để nhận biết tàu tàu đi rồi truyền dữ liệu về trạm 2 xử lí thông tin và điều khiển các thiết bị an toàn như còi dừng kêu, rào chắn được nâng lên, màn hình LCD hiển thị chữ “an toàn”. Hệ thống được thiết kế một radar để phát hiện vật cản bị kẹt hoặc bị rớt trên đường ray và gửi tín hiệu về người lái tàu.

 

Ngoài ra, xung quanh khu vực gác chắn sẽ được bố trí hệ thống đèn đường thông minh bao gồm cảm biến ánh sáng điều khiển sự bật tắt của đèn đường. Khi tàu đến trạm 1 vào ban đêm hệ thống đèn đường sẽ tự động bật sáng và sau khi tàu đi qua trạm 3 thì đèn sẽ tự tắt dần.

 

Toàn bộ các hệ thống điều khiển đều được nhóm sử dụng mạng internet không dây wifi và có trang web điều khiển các thành phần của trạm như còi, rào chắn, cột đèn giao thông, màn hình LCD.

Trạm điều khiển biết 'nói' giúp giảm tai nạn đường sắt - 2

Mô hình gác chắn tự động của nhóm sinh viên ĐH giao thông vận tải TP.HCM. Ảnh: Hà Thế An.

 

Hoàn toàn tương thích với hạ tầng hiện hữu ngành đường sắt

 

Hệ thống có nhiều ưu điểm, nhưng theo các thành viên nhóm, vẫn còn một số khiếm khuyết cần phải khắc phục. Lý do một phần là do các thành viên đều là sinh viên khoa điện, thiếu kiến thức rất nhiều về cơ khí và công nghệ thông tin. Vì thế các thành viên phải tự tìm hiểu, học hỏi trên mạng rất nhiều để có thể hoàn thành được ý tưởng.

 

“Trong tương lai tụi em sẽ cố gắng trang bị nhiều về kiến thức về IoT (internet vạn vật) để có thể hoàn chỉnh hệ thống nhằm giảm thiểu các vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra”- Nguyễn Phúc Thịnh, trưởng nhóm chia sẻ.

 

Đỗ Tấn Phước, thành viên nhóm, cũng bày tỏ khi thực hiện phần cơ khí cho hệ thống thì ba thành viên nam không ai có năng khiếu trong việc thiết kế các trạm cho thật đẹp.

 

“Vì thế các thành viên chỉ có thể thiết kết cái hộp và dán giấy màu tuy đơn giản nhưng lại mất nhiều thời gian nhất trong các công đoạn sau khi làm xong thì cả nhóm tay ai cũng dính keo, chảy máu do dao kéo nhưng trình độ mỹ thuật thì lại lên rất cao đây có lẽ là kỷ niệm khó thể nào quên được”- Phước nhớ lại.

 

Các thành viên nhóm đều khẳng định nếu đưa hệ thống của em vào thử nghiệm hệ thống đường sắt hiện hữu thì rất tương thích vì hệ thống hoạt động khá mạnh mẽ, nó mang tính an toàn rất cao, nhằm giải quyết triệt để hoàn toàn các tai nạn đường sắt đáng tiếc xảy ra.

Nguồn: khampha.vn

Số lượt đọc: 3403

Về trang trước Về đầu trang