Tin KHCN trong nước
Chiếu trúc sào Cao Bằng được bảo hộ chỉ dẫn địa lý (06/09/2018)
-   +   A-   A+   In  
Cục Sở hữu trí tuệ ra Quyết định số 2416/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00068 cho sản phẩm trúc sào và chiếu trúc sào “Cao Bằng” nổi tiếng. Sở KH&CN Cao Bằng là tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý này.

Chiếu trúc sào Cao Bằng được bảo hộ chỉ dẫn địa lý - ảnh 1

Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý  cho sản phẩm trúc sào và chiếu trúc sào “Cao Bằng”.

Trúc sào và chiếu trúc sào Cao Bằng là sản phẩm có uy tín và nổi tiếng, được người tiêu dùng biết đến với chất lượng đặc thù. Trúc sào Cao Bằng thân thẳng, tròn đều, vòng thân không nổi rõ, vòng mo là một đường gờ. Vỏ thân có màu từ vàng chanh đến xanh thẫm.

Hiện nay, trúc sào phát triển mạnh ở các tỉnh như Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh… thường ở độ cao trên 800m nơi đồng bào người Dao, Mèo, Tày, Nùng sinh sống. Trúc sào Cao Bằng từ rất lâu đã trở thành hình ảnh quen thuộc, là biểu tượng của người dân địa phương. Ngoài giá trị kinh tế trúc sào còn đóng góp vào bảo vệ môi trường sinh thái, làm tăng độ che phủ rừng, giữ đất, giữ nước, bảo tồn và phát triển sự đa dạng các nguồn gen cây bản địa, trúc sào còn mang ý nghĩa văn hóa, cộng đồng cao.

Chiếu trúc sào Cao Bằng nan đều, mảnh, dài và còn nguyên cật. Chiếu được dệt trên dây truyền công nghệ hiện đại nên thanh chiếu thẳng, nhỏ và dẹt, không thô ráp, hình thức đẹp, nhẹ hơn so với chiếu trúc mặt vuông.

Trúc sào và chiếu trúc sào Cao Bằng là sản phẩm đã khẳng định được thương hiệu và người tiêu dùng ưa chuộng nhờ có đặc tính khác biệt. Để có đặc tính khác biệt đó là do khu vực địa lý có sự phân bố nhiệt, lượng mưa, giờ nắng, tốc độ gió trong năm ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng của trúc sào Cao Bằng và đặc biệt là kỹ thuật trồng, chăm sóc của đồng bào dân tộc.

Khu vực địa lý các xã thuộc huyện Nguyên Bình, huyện Thông Nông, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.

 

Nguồn: vietq.vn

Số lượt đọc: 7157

Về trang trước Về đầu trang