Tin KHCN nước ngoài
Vật liệu mới làm từ titan dioxit có triển vọng được dùng làm chất cách điện cho nam châm siêu dẫn (15/09/2014)
-   +   A-   A+   In  

Theo một nghiên cứu của trường Đại học North Carolina, Hoa Kỳ, một loại titan dioxit đã biến đổi có triển vọng trở thành chất cách điện cho các nam châm siêu dẫn, cho phép nhiệt phân tán trong khi vẫn bảo tồn các đường dẫn có dòng điện chạy qua. Nam châm siêu dẫn đang được nghiên cứu để sử dụng trong các công nghệ phát điện thế hệ mới và thiết bị y tế.

 Dây dẫn thông thường dẫn điện, nhưng một phần nhỏ năng lượng đó bị thất thoát trong quá trình truyền dẫn. Chất siêu dẫn có thể tải các dòng điện công suất cao hơn nhiều và hầu như không bị tổn thất năng lượng trong lúc truyền tải điện. Tuy nhiên, chất siêu dẫn chỉ có được những tính chất như mong đợi này trong điều kiện nhiệt độ thấp.

 TS. Sasha Ishmael, tác giả chính của bài báo mô tả nghiên cứu mới nói: "Nam châm siêu dẫn cần chất cách điện để đảm bảo hoạt động phù hợp. Việc thay đổi dòng điện trong chất siêu dẫn là quan trọng cho nhiều ứng dụng, nhưng sự thay đổi này sinh ra nhiệt bên trong. Các nam châm sẽ hoạt động an toàn hơn nhiều nếu các chất cách điện có thể phân tán lượng nhiệt dư thừa này. Nếu không, nhiệt độ cao có thể phá hủy chất siêu dẫn.

 Vật liệu làm từ titan dioxit có khả năng cách nhiệt tốt hơn 20 lần so với các chất cách điện thông thường. Nó có các đặc điểm rất triển vọng để sử dụng làm chất cách điện cho các công nghệ siêu dẫn.

 Thành phần hóa học chính xác của titan dioxit đã được biến đổi, vẫn là thông tin độc quyền. Vật liệu mới là kết quả của nỗ lực chung giữa trường Đại học North Carolian và nGimat LLC, chi nhánh của Công ty nGimat có trụ sở tại Lexington, Kentucky, Hoa Kỳ.

 Các nhà khoa học cho biết họ đang nghiên cứu ảnh hưởng của bức xạ đến vật liệu mới làm từ titan dioxit để xác định xem có thể dùng cho các ứng dụng vật lý năng lượng cao như va chạm hạt hay không.

Nguồn: vista

Số lượt đọc: 7172

Về trang trước Về đầu trang