Tin KHCN nước ngoài
Chế tạo "mũi điện tử" phát hiện nhanh nhiễm khuẩn C. diff (07/09/2014)
-   +   A-   A+   In  

Các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Leicester, Anh đã chế tạo được chiếc "mũi điện tử" rất nhạy, có khả năng phát hiện ra vi khuẩn C-diff truyền nhiễm ở mức cao, là nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy, sốt và co thắt dạ dày. Sử dụng khối phổ kế, nhóm nghiên cứu đã chứng minh có thể xác định “mùi” đặc trưng của vi khuẩn C-diff dẫn đến chẩn đoán nhanh bệnh.

 Hơn nữa, các nhà khoa học cho rằng có thể xác định các chủng khác nhau gây bệnh chỉ đơn giản là từ mùi của chúng, một dấu hiệu hóa học, giúp các nhân viên y tế nhằm vào loại bệnh cụ thể. Nghiên cứu được công bố trực tuyến trên tạp chí Metabolomics.

 GS. Paul Monks, một trong các tác giả nghiên cứu cho biết: Việc phát hiện và nhận dạng nhanh khuẩn Clostridium difficile (thường được gọi là C-diff) là mối quan tâm chủ yếu của các cơ sở y tế. Các chuẩn đoán nhanh và chính xác là quan trọng để giảm tình trạng nhiễm khuẩn C-diff, cũng như để đưa ra hướng điều trị phù hợp cho các bệnh nhân nhiễm bệnh. Trì hoãn điều trị và dùng kháng sinh không phù hợp không chỉ gây bệnh và tử vong, mà còn làm tăng chi phí cho hệ thống chăm sóc sức khỏe.

 Các nhà nghiên cứu đã xác định được bệnh nhiễm trùng nhờ phát hiện nhanh khuẩn C-diff. Họ đã đo hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) được cung cấp bởi nhiều chủng khuẩn C-diff và chỉ ra rằng nhiều chủng khuẩn trong số đó có “mùi” đặc trưng. Đặc biệt, các chủng khác nhau thể hiện các dấu hiệu hóa học không giống nhau, có thể được phát hiện bởi khối phổ kế.

 Công trình nghiên cứu cho thấy việc phát hiện ra dấu hiệu hóa học cho phép xác định nhanh khuẩn C-diff, cũng như cung cấp thông tin về cách thức phát triển của các chủng khuẩn khác nhau.

 Các xét nghiệm hiện nay với C. difficile thường không cung cấp thông tin về chủng khuẩn, nhưng xét nghiệm mới cho phép các bác sĩ để xác định chủng khuẩn gây bệnh và đưa ra liệu pháp phù hợp. GS. Monks nói: "Phương pháp của chúng tôi có thể dẫn đến một xét nghiệm chẩn đoán lâm sàng nhanh dựa vào hợp chất hữu cơ dễ bay hơi lấy từ các mẫu phân của bệnh nhân nhiễm khuẩn C-diff". 

 

Nguồn: vista

Số lượt đọc: 9542

Về trang trước Về đầu trang