Tin KHCN trong nước
Giải pháp và hướng đi chiến lược cho sự phát triển của nông sản Việt Nam (04/05/2018)
-   +   A-   A+   In  
Giải pháp và hướng đi chiến lược cho sự phát triển của nông sản Việt Nam về cả sản lượng và chất lượng, hướng đến một nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững - Nông nghiệp thông minh.

Nông nghiệp thông minh là một cách tiếp cận mới trong phát triển nông nghiệp,hướng đến một nền nông nghiệp xanh và bền vững. Để đạt được mục tiêu của nền nông nghiệp thông minh, bên cạnh vốn đầu tư, nghiên cứu chuyên môn và sự phối hợp đa ngành, không thể thiếu yếu tố khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin áp dụng trong sản xuất và quản lý.

 

giai-phap-va-huong-di-chien-luoc-cho-su-phat-trien-cua-nong-san-viet-nam

 

Với lợi thế là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp, Công ty Cổ phần Công nghệ cao Hachi Việt Nam được biết đến là một giải pháp thông minh tạo ra nông sản sạch bằng sự kết hợp của các yếu tố kỹ thuật giống cây trồng, kỹ thuật phần mềm và công nghệ thông tin. Cụ thể, Hachi ứng dụng công nghệ kết nối vạn vật (IoT) và các giải pháp về thủy canh, tưới nhỏ giọt để xây dựng những trang trại công nghệ cao. Với mô hình trồng rau thủy canh, trang trại do Hachi phát triển không cần sử dụng đất và hoạt động canh tác không bị phụ thuộc vào đất trồng, có thể trồng ở những nơi đất bị hạn, mặn, khô cằn. Giải pháp này sử dụng các cảm biến thông minh để theo dỗi các yếu tố: nhiệt độ, độ ẩm, độ pH, độ EC…, người dùng có thể kiểm soát được hoàn toàn dinh dưỡng và tồn dư trên rau. Ứng dụng công nghệ tự động hóa giúp tiết kiệm 95% lượng nước và phân bón sử dụng, đồng thời tiết kiệm 70% chi phí nhân công. So với mô hình canh tác truyền thống, trang trại “kiểu mới” có năng suất cao hơn 50 – 300%.

 

Hiện nay Hachi tập trung chính vào đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp, chủ đầu tư, nhà hàng, khách sạn, hỗ trợ xây dựng trang trại trồng rau ứng dụng công nghệ cao để đáp ứng nhu cầu sử dụng nông sản cũng như cung cấp cho các chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch. Ngoài ra, Hachi đang phát triển mở rộng thêm các loại cây mới như các giống cà chua nhật, dưa chuột nhật, dưa lưới nhật trồng trên công nghệ tưới nhỏ giọt, mang lại chất lượng vượt trội so với phương pháp truyền thống.

 

Anh Đặng Xuân Trường, người sáng lập và Giám đốc điều hành Hachi cho biết: “Hachi chú tâm vào những vấn đề thiết thực nhất trong đời sống hàng ngày, đó là rau và thực phẩm sạch. Chúng tôi tập trung xây dựng chuỗi các trang trại được chuyển giao công nghệ bởi Hachi và khi đạt được một sản lượng nhất định sẽ tiến hành hợp tác, bao tiêu đầu ra cho toàn bộ các trang trại mà Hachi xây dựng”. Anh cũng nhận định, nếu đạt được những mục tiêu và kế hoạch đề ra thì trong tương lai Hachi sẽ là một trong những startup rất tiềm năng và triển vọng trong lĩnh vực nông nghiệp, khi mà nhu cầu đầu tư vào nông nghiệp, cũng như thói quen ăn uống sạch ngày càng được nâng cao. Hachi kỳ vọng giải pháp nông nghiệp thông minh sẽ tạo ra bước đột phá mới trong quá trình canh tác, trồng trọt, góp phần nâng tầm nền nông nghiệp Việt Nam.

 

 

Nông nghiệp công nghệ cao cũng được cho là “mảnh đất” nhiều cơ hội cho các nhóm khởi nghiệp trong thời gian tới. Đánh giá về tiềm năng của các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, anh Đặng Xuân Trường nhận định: “Việt Nam có lực lượng lao động trẻ, nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch của người dân thì ngày càng tăng cao, đây là cơ hội cho các dự án ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp để tạo ra nguồn thực phẩm sạch và minh bạch quá trình trồng. Tuy nhiên, quá trình chuyển dịch sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao vẫn còn những rào cản cần khắc phục như khả năng tiếp thu công nghệ của người nông dân, tư duy khó chấp nhận cái mới, đặc biệt là khó khăn trong việc đáp ứng giá thành xây dựng các hệ thống sản xuất công nghệ cao”. Anh Đặng Xuân Trường cho rằng, Nhà nước cần có những hỗ trợ cấp thiết cho các doanh nghiệp và dự án có tính ứng dụng thực tiễn cao, giới thiệu trực tiếp với trung tâm khuyến nông tại các tỉnh để nhân rộng mô hình nông nghiệp thông minh, cũng như hỗ trợ tìm kiếm đầu ra để bao tiêu sản phẩm cho nông dân sau khi triền khai dự án.

Nguồn: Báo Công Thương

Số lượt đọc: 4121

Về trang trước Về đầu trang