Tin KHCN nước ngoài
Khí có mùi khó chịu phát ra từ các bãi rác có thể được biến đổi thành năng lượng sạch (20/08/2014)
-   +   A-   A+   In  

Một kỹ thuật mới chuyển đổi khí có mùi khó chịu ở bãi rác có thể dẫn đến sự phát triển của một loại nhiên liệu tạo ra điện sạch cho gia đình, văn phòng và bệnh viện. Công nghệ này sẽ chuyển đổi khí mêtan thành hyđrô, một dạng năng lượng sạch và hiệu quả.

Gần đây, hyđrô đã thu hút được nhiều sự chú ý với vai trò là một nhiên liệu thay thế cho nhiên liệu hóa thạch giải phóng cacbon dioxit - loại khí nhà kính chủ yếu - khi bị đốt cháy. Nhưng hyđrô lại chỉ bốc hơi nước khi bị đốt cháy. Vì lí do này, một số công ty đang phát triển các tế bào nhiên liệu hyđro cho ô tô và sử dụng trong gia đình.

Một cách để làm được điều này là chuyển hóa metan, một loại khí nhà kính khác, sang hyđrô bằng cách cho nó phản ứng với cacbon dioxit. Các bãi rác là nguồn cung cấp tuyệt hảo cho những loại khí này - vi khuẩn sống trong các chất thải sản xuất ra các phế phẩm là metan và cacbon dioxit.

Tuy nhiên, việc tìm ra một chất xúc tác thích hợp để đẩy nhanh tốc độ quá trình phản ứng lại là một rào cản lớn. Trong trường hợp này, các nhà nghiên cứu đang sử dụng các chất xúc tác để hỗ trợ biến metan và cacbon dioxit thành hyđrô và cacbon monoxit. Vấn đề là cacbon, là chất gây ô nhiễm hình thành trong quá trình này, lại lắng đọng vào chất xúc tác, khiến các chất xúc tác mất khả năng chuyển đổi các khí bãi rác thành hyđrô.

Để giải quyết vấn đề này, nhóm nghiên cứu đã phát triển một chất xúc tác mới loại bỏ được cacbon ngay khi nó được hình thành. Phương pháp này dựa trên các chất xúc tác được phát triển trước đây để kiểm soát khí thải xe hơi và xe tải.

Nguồn: vista

Số lượt đọc: 7688

Về trang trước Về đầu trang