Tin KHCN nước ngoài
Thuốc làm loãng máu làm giảm nguy cơ mất trí ở bệnh nhân rung tâm nhĩ A-fib (31/10/2017)
-   +   A-   A+   In  
Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí European Heart Journal cho thấy các loại thuốc làm loãng máu như warfarin có thể giúp không chỉ chống lại đột qụy mà còn chống lại chứng sa sút trí tuệ ở những người bị rung tâm nhĩ - hình thức phổ biến nhất của chứng loạn nhịp tim - tim và là một trong những nguyên nhân gây đột quỵ ở người cao tuổi, huyết áp cao, tiêu đường... Các nghiên cứu đã cho thấy những bệnh nhân sống chung với căn bệnh này có nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ bao gồm bệnh Alzheimer cao hơn đáng kể.

Nghiên cứu mới này do Leif Friberg và Mårten Rosenqvist, Viện Karolinska ở Stockholm, Thụy Điển thực hiện. Họ bắt đầu nghiên cứu từ các mối liên hệ đã được thiết lập giữa rung tâm nhĩ (A-fib) và chứng sa sút trí tuệ.

Theo giải thích của các tác giả, các nghiên cứu khác cũng bổ sung rằng mối liên hệ này không liên quan gì đến việc phương pháp điều trị làm loãng máu mà đa số bệnh nhân A-fib đang được áp dụng. Tuy nhiên, vai trò chính xác của thuốc chống đông, hoặc làm loãng máu, các thuốc chống nguy cơ mất trí nhớ chưa được biết đến và chưa được điều tra đầy đủ.

Theo một lý thuyết cho thấy, do thuốc chống đông máu ngăn ngừa đột quỵ bằng cách bảo vệ chống lại các cục máu đông, cho nên chúng cũng có thể ngăn ngừa chứng sa sút trí tuệ bằng cách bảo vệ chống lại các cục máu nhỏ và tình trạng vi nhồi máu. 

Để khảo sát giả thuyết này, Friberg và Rosenqvist đã tiến hành kiểm tra tỷ lệ mắc chứng sa sút trí tuệ ở bệnh nhân mắc A-fib, so sánh bệnh nhân dùng thuốc chống đông máu với những người không dùng thuốc chống đông máu.

Các nhà nghiên cứu cũng muốn biết loại thuốc chống đông máu có tạo ra bất kỳ sự khác biệt nào không, chẳng hạn như liệu các thuốc làm loãng máu mới nhất có ảnh hưởng nhiều đến nguy cơ mất trí nhớ so với những loại thuốc cũ.

Giảm nguy cơ mất trí nhớ gần một nửa
Để đạt được điều này, Friberg và Rosenqvist đã xem xét lại 444.106 bệnh nhân Thụy Điển mắc bệnh A-fib trong giai đoạn 2006 - 2014. Khi bắt đầu nghiên cứu, 54% bệnh nhân này không dùng chất làm loãng máu đường uống. Trong suốt giai đoạn nghiên cứu, đã có 26.210 bệnh nhân mắc chứng mất trí. Có 29% bệnh nhân bị A-fib đường điều trị bằng thuốc làm loãng máu ở giai đoạn đầu của nghiên cứu ít bị chứng sa sút trí tuệ hơn những người không dùng thuốc để điều trị. Ngoài ra, một phân tích điều trị cho thấy bệnh nhân tiếp tục sử dụng thuốc chống đông có nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ thấp hơn 48%. 

Những bệnh nhân mắc bệnh Parkinson, lạm dụng rượu, và không dùng thuốc điều trị làm loãng máu được dự đoán có nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ nặng nề nhất.

Các phát hiện này đã cung cấp bằng chứng mạnh mẽ cho thấy các chất làm loãng máu dùng đường uống có thể ngăn ngừa chứng sa sút trí tuệ ở bệnh nhân mắc A-fib. Tuy nhiên vì lý do nhân đạo, những thử nghiệm đối chứng giả dược ngẫu nhiên sẽ không thể được thực hiện bởi vì không thể đưa giả dược cho bệnh nhân mắc A-fib và sau đó chờ kết quả xem liệu chứng mất trí hay đột quỵ có xảy ra, Friberg và Rosenqvist cho biết.

Nghiên cứu cũng không tìm ra sự khác biệt giữa các chất chống đông máu warfarin, đại diện cho một thế hệ thuốc chống đông máu cũ và các thuốc mới hơn. 

“Sử dụng thuốc chống đông máu nếu được chẩn đoán mắc A-fib”
Friberg đưa ra một số bình luận về một số ý nghĩa lâm sàng của những phát hiện này. Ông nói rằng: “Số lượng bệnh nhân bắt đầu uống thuốc chống đông máu để phòng ngừa đột qụy và ngừng lại sau một vài năm với tỷ lệ đáng rất cao và đáng báo động. Trong năm đầu tiên, có khoảng 15% bệnh nhân ngừng uống thuốc này, tiếp đến mỗi năm có khoảng 10% bệnh nhân”. 

“Các bác sĩ không nên khuyên bệnh nhân ngừng sử dụng thuốc chống đông máu uống mà không có lý do chính đáng”, ông cảnh báo.

Friberg khuyên rằng: “Cần giải thích cho bệnh nhân tác dụng của các loại thuốc này và tại sao họ nên sử dụng chúng. Khi bệnh nhân hiểu rõ về thuốc, rất có thể họ sẽ tuân thủ và sử dụng thuốc an toàn để có được lợi ích tốt hơn. Tôi nghĩ rằng, khi bệnh nhân biết rằng A-fib ăn não của họ ở tốc độ chậm nhưng ổn định, và họ cần phải điều trị để ngăn chặn điều này thì hầu hết các bệnh nhân mắc A-fib sẽ thấy rằng tin tưởng để tiếp tục điều trị”. 

Các tác giả cũng lưu ý một số hạn chế của nghiên cứu của họ đó là: Thứ nhất, vì nghiên cứu chỉ mô tả mối liên quan do đó nó không thể giải thích nguyên nhân. Thứ hai, bệnh án y tế của bệnh nhân chưa đầy đủ, có nghĩa là các nhà nghiên cứu không có thông tin về các bệnh tiềm ẩn khác. Thứ ba, các tác giả lưu ý, chứng mất trí là một bệnh tiến triển chậm mà không bị phát hiện trong nhiều năm, có nghĩa là tỷ lệ hiện nhiễm có thể cao hơn những gì bệnh nhân báo cáo.

Nguồn: Nasati

Số lượt đọc: 3884

Về trang trước Về đầu trang