Tin KHCN trong nước
Nhiều dự án do phụ nữ thực hiện vào chung kết khởi nghiệp nông nghiệp (31/10/2017)
-   +   A-   A+   In  
30 dự án khởi nghiệp trong cả nước sẽ tranh tài tại vòng chung kết cuộc thi dự án khởi nghiệp nông nghiệp lần 3 diễn ra vào ngày 27/10/2017 tại Hội trường Thống Nhất (Q.1, TP. HCM)

Các dự án lọt vào vòng chung kết cuộc thi dự án khởi nghiệp nông nghiệp lần 3 được rải đều các tỉnh, thành từ Bắc vào Nam. Trong đó, có 7 dự án do thanh niên các dân tộc thiểu số như Chăm, Khmer, K’Ho, H’Mong, Tày và Dao thực hiện.

Đặc biệt, trong số đó có khá nhiều dự án do nữ giới thực hiện. Có thể kể đến như dự án “Dưa cây sen” của Nguyễn Thị Cẩm Sương (Đồng Tháp), dự án “trồng cây tầm bóp thương phẩm” của Bùi Thị Nga (Lâm Đồng), dự án “Phát triển giống gà rừng Phú Quốc” của Nguyễn Thị Hữu Hạnh (Kiên Giang), dự án “Vườn sinh thái Ngọc Trà” của Nguyễn Thị Bích Ngọc (Thái Nguyên)…

Nếu như ở 2 khu vực miền Bắc và Tây Nguyên, các dự án chủ yếu khai thác nguồn tài nguyên từ núi rừng, có sự ảnh hưởng đến cộng đồng các dân tộc thiểu số như Hà Giang, Bắc Kạn, Sơn La, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lâm Đồng, Kon Tum, Gia Lai… thì khu vực Tây Nam bộ như Bến Tre, Đồng Tháp, Kiên Giang… chủ dự án tập trung khai thác các giá trị sản phẩm từ sông nước, các sản phẩm mới ở dạng sơ khai.

Trong khi đó, khu vực TP.HCM và các tỉnh miền Trung, các dự án đều có sự đầu tư, áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, kinh doanh.

Năm nay, Đồng Tháp tiếp tục là địa phương có sự đóng góp lớn nhất với 7 dự án tại vòng chung kết. Trong khi đó, TP.HCM góp mặt 5 dự án đều áp dụng khoa học công nghệ. Kiên Giang là địa phương lần đầu tham gia nhưng có tới 2 dự án xuất sắc góp mặt ở vòng chung kết.

Nhiều dự án tham gia cuộc thi đã được triển khai hiệu quả, mang tính độc đáo, có sức lan tỏa, ảnh hưởng mạnh đến cộng đồng.

Dự án đạt giải nhất tại cuộc thi sẽ có được phần thưởng 50 triệu đồng, 2 giải nhì: 20 triệu đồng/giải; 2 giải ba: 15 triệu đồng/giải và 4 giải khuyến khích 10 triệu đồng/giải, cùng nhiều giải thưởng phụ do doanh nghiệp trao tặng.

Đặc biệt, ngôi quán quân và 2 giải nhì của cuộc thi sẽ nhận được chuyến tập huấn, tham quan mô hình mỗi làng 1 sản phẩm (OTOP) ở Thái Lan.

Nguồn: Báo phụ nữ Việt Nam

Số lượt đọc: 6692

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Bộ KH&CN giải đáp cho doanh nghiệp về hiệu lực Giấy chứng nhận hợp quy (22/10/2018)
  • Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu khai thác xa bờ và tàu hậu cần thuỷ sản của tỉnh BR-VT (22/10/2018)
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong thu hồi protein từ nước rửa trong quá trình sản xuất surimi, chả cá tại các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)