Tin KHCN nước ngoài
Liệu pháp hormone điều trị ung thư tuyến tiền liệt làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch (27/10/2017)
-   +   A-   A+   In  
Liệu pháp ngăn chặn sản xuất Androgen, là phương pháp điều trị phổ biến dành cho ung thư tuyến tiền liệt, có sự liên quan đến tình trạng gia tăng nguy cơ tim mạch. Một nghiên cứu mới đây cũng đã củng cố thêm các bằng chứng về những mối liên quan này.

Ung thư tuyến tiền liệt rất cần testosterone để tăng trưởng và phát triển mạnh, vì vậy liệu pháp ngăn chặn sản xuất androgen (androgen-deprivation therapy - ADT) được thiết kế có tác dụng làm giảm lượng testosterone trong cơ thể về mức gần như bằng không để làm ung thư tăng trưởng chậm.

Mặc dù những phát hiện này vẫn đang gây tranh cãi, tuy nhiên một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi ADT kết hợp với liệu pháp xạ trị sẽ thành công trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt hơn là chỉ dùng nguyên liệu pháp xạ trị.

Hiện nay, ADT được khuyến cáo dùng để điều trị ung thư tuyến tiền liệt đã phát triển. Tuy nhiên, phương pháp này ngày càng được sử dụng để điều trị ung thư tuyến tiền liệt cục bộ, mặc dù có rất ít bằng chứng về tính hiệu quả của nó.

Đồng thời, số lượng các ca mắc ung thư tuyến tiền liệt đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây, một phần là do ngày càng mở rộng việc sử dụng các thử nghiệm kháng nguyên tuyến tiền liệt đặc hiệu (PSA).

Tác dụng phụ của ADT khá đáng kể, bao gồm rối loạn chức năng cương dương, đái tháo đường, mất xương, mô vú bị sưng, hoặc hội chứng gynecomastia (hội chứng rối loạn phát triển tuyến vú ở nam). Thêm vào đó, có nhiều bằng chứng cho thấy nồng độ testosterone thấp có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch (CVD).

Mối liên quan giữa ADT và CVD
Các nghiên cứu tìm kiếm mối liên hệ giữa CVD và ADT đã đưa ra những kết luận trái ngược nhau. Lấy ví dụ như, một phân tích meta cho thấy 40 % có sự gia tăng nguy cơ mắc CVD không gây tử vong ở nam giới bị ung thư tuyến tiền liệt đã trải qua liệu pháp ADT. Mặt khác, một nghiên cứu trước đây lại không tìm thấy mối liên hệ nào giữa ADT và tỷ lẻ tự vong do tim mạch.

Do đó, rất khó để các nhà nghiên cứu vạch ra một giới hạn chính xác giữa sức khỏe tim mạch và ADT. Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng đã gặp nhiều trở ngại bởi một số nghiên cứu chủ yếu là tập trung vào những người đàn ông lớn tuổi trong khi đó tình trạng tim mạnh đã trở nên phổ biến hơn, và một số người không biết thông tin về các loại thuốc khác mà những người tham gia nghiên cứu đang uống. Và, ngay cả khi các mối liên quan đã được tìm thấy, rất khó để biết liệu ADT gây ra bệnh tim mạch hay không hay chỉ đơn giản là làm tồi tệ hơn một tình trạng bệnh tim từ trước.

Một nghiên cứu mới do Tiến sĩ Reina Haque, Tổ chức Y học Kaiser Permanente Southern California (Pasadena, Hoa Kỳ) đứng đầu được triển khai để giải quyết các vấn đề trong các nghiên cứu trước đó. Các kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp British Journal of Cancer mới đây.

Các tác giả nghiên cứu cho biết, mục tiêu của họ là đánh giá các kết quả thu được khi kết hợp ADT và CVD để điều trị cho cả những người đàn ông trẻ tuổi hơn.

Họ cũng bổ sung thêm các yếu tố gây nhầm lẫn quan trọng, bao gồm cả tiền sử CVD, mức PSA, thuốc CVD và các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch. Ngoài ra, chúng tôi đánh giá liệu xem liệu ADT chỉ tác động đến CVD mới khởi phát hay cũng tác động đến các tình trạng tim mạch đã tồn tại trước đó. 

ADT và nguy cơ suy tim
Nghiên cứu bao gồm tổng số 7.637 người đàn ông đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tiền liệt tuyến gần đây. Trong số những người này, gần 1/3 (30%) nhận đã điều trị bằng ADT. Họ đã được theo dõi tình trạng bệnh trong thời gian tối đa là 13 năm.

Sau khi kiểm soát những thay đổi được mô tả ở trên, cũng như các chỉ số khác bao gồm chỉ số khối cơ thể (BMI) và hút thuốc, những cá nhân đã trải qua liệu pháp ADT và không có tiền sử CVD cho thấy tăng 81% nguy cơ bị suy tim.

Ở đàn ông có tiền sử bị bệnh tim mạch trước đó cũng cho thấy tăng 44% nguy cơ loạn nhịp tim. Tương tự, nguy cơ rối loạn dẫn truyền tăng gấp ba lần.

Khi thảo luận lý do tại sao mối liên hệ giữa CVD và ADT có thể xảy ra, các nhà nghiên cứu đã đưa ra một loạt các yếu tố tiềm năng.

Thứ nhất, thiếu hụt testosterone gia tăng khối lượng mỡ, là yếu tố nguy cơ cho bệnh tim mạch. Ngoài ra, nam giới có mức testosterone thấp có nhiều khả năng có cấu hình lipid bất thường, tăng mức độ các yếu tố gây viêm và cao huyết áp.

Các tác giả hy vọng rằng những kết quả này có thể giúp xác định những bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt sẽ có nguy cơ bị bệnh tim mạch để từ đó có thể theo dõi kiểm tra tim thường xuyên, khuyến khích họ tập thể dục, theo dõi huyết áp và bệnh tiểu đường của họ chặt chẽ hơn.

Nguồn: Nasati

Số lượt đọc: 2305

Về trang trước Về đầu trang