Tin KHCN trong nước
Công nghệ bảo quản mực ống tươi ngon sau 1 tháng (19/10/2017)
-   +   A-   A+   In  
Viện Nghiên cứu hải sản vừa chuyển giao kết quả nghiên cứu công nghệ bảo quản mực ống với hai công đoạn cốt lõi là ngâm hạ nhiệt Brine và ngâm phụ gia cho Liên tập đoàn đánh cá biển Nam Triệu (Hải Phòng).

Theo đó, mực ống sau khi đánh bắt, phân loại xử lý sơ bộ, rửa, xếp khay sẽ được tiến hành ngâm hạ nhiệt. Với 100kg mực, cần 50 lít nước biển (pha thêm 0,5kg muối để đạt độ mặn 4,5%) và 50kg đá xay để trong thời gian 2-3 phút cho nhiệt độ của dung dịch ở ngưỡng bão hòa, nhiệt độ hạ xuống còn 0 độ đến -1 độ C.
 

Mực sau khi bảo quản vẫn giữ được trạng thái, màu sắc và mùi gần như ban đầu.

Mực sau khi bảo quản vẫn giữ được trạng thái, màu sắc và mùi gần như ban đầu.
Tiếp đó, mực sẽ được ngâm phụ gia. Với 100kg mực cần 10gr hỗn hợp phụ gia và 25 lít nước biển (pha thêm 0,25kg muối để đạt độ mặn 4,5%) và 25kg đá xay để trong thời gian 2-3 phút cho nhiệt độ dung dịch ở ngưỡng bão hòa, nhiệt độ hạ xuống 0 độ đến -1 độ C. Sau 2 công đoạn này, mục được chuyển đến bảo quản trong hầm PU.
 
Với cách bảo quản này, khối lượng và chất lượng mực ống có sự chênh lệch rõ rệt sau 25 ngày bảo quản. Đối với các mẫu bảo quản bằng ngâm hạ nhiệt, ngâm phụ gia kết hợp với bảo quản trong hầm PU thì sự hao hụt về khối lượng khoảng 4% (mỗi đối chứng hao hụt 8,3%). 
Bên cạnh đó, mực ống vẫn giữ được trạng thái, màu sắc và mùi gần như ban đầu trong khi mẫu đối chứng giảm mạnh về chất lượng, đặc biệt là 2 chỉ tiêu Naa (nito axit amin) và cảm quan giảm tới 50%.
Công nghệ ngâm hạ nhiệt và ngâm phụ gia là hai công nghệ mới, phù hợp với các điều kiện khai thác của ngư dân hiện nay, giúp sản phẩm bảo toàn giá trị dinh dưỡng khi về đến bờ, nâng cao giá trị kinh tế cho sản phẩm và thu nhập cho ngư dân.

Nguồn: KH&PT

Số lượt đọc: 4764

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Bộ KH&CN giải đáp cho doanh nghiệp về hiệu lực Giấy chứng nhận hợp quy (22/10/2018)
  • Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu khai thác xa bờ và tàu hậu cần thuỷ sản của tỉnh BR-VT (22/10/2018)
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong thu hồi protein từ nước rửa trong quá trình sản xuất surimi, chả cá tại các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)