Tin KHCN trong nước
Khuyến khích chế tạo thiết bị sản xuất gạch không nung trong nước (03/10/2017)
-   +   A-   A+   In  
Ngày 28/9/2017, tại Hà Nội, Ban Quản lý Dự án Tăng cường sản xuất và sử dụng gạch không nung (GKN) ở Việt Nam (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã tổ chức cuộc họp tham vấn báo cáo kết quả khảo sát, đánh giá trình độ công nghệ chế tạo thiết bị sản xuất vật liệu xây dựng không nung.                  

   

Tại cuộc họp, các chuyên gia tư vấn của Vụ Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng đã trình bày Báo cáo kết quả bước đầu trong việc khảo sát, đánh giá thực trạng năng lực các cơ sở chế tạo thiết bị sản xuất gạch không nung trong nước và nhu cầu thị trường thiết bị, phụ tùng sản xuất GKN ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu được hoàn thiện sẽ góp phần đề xuất chính sách và tiêu chuẩn khuyến khích chế tạo thiết bị gạch không nung trong nước.

Dây chuyền thiết bị sản xuất GKN chủ yếu sử dụng hai công nghệ là ép rung và ép tĩnh. Hiện nay, các dây chuyền thiết bị sản xuất GKN đang sử dụng ở Việt Nam có nguồn gốc xuất xứ từ nhiều nước khác nhau, chủ yếu từ một số nước như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Tây Ban Nha,… với nhiều dải công suất và mức độ tự động hóa khác nhau. Trong nước hiện nay đã chế tạo các mẫu máy sản xuất gạch lên đến 55 triệu viên/năm, điển hình như Công ty Cổ phần Cơ khí và Vật liệu xây dựng Thanh Phúc (Hải Phòng), Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghệ Đức Thành, Công ty Cổ phần Đoàn Minh Công,...

   Tăng cường sản xuất và sử dụng GKN là chủ trương của Chính phủ Việt Nam trong việc phát triển vật liệu xây dựng, thay thế dần gạch đất sét nung (gạch đỏ) trong xây dựng nhằm tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên (nguồn đất nông nghiệp, đất hóa thạch) và cắt giảm lượng khí thải CO2 ra môi trường, đồng thời tận dụng nguồn nguyên liệu có sẵn từ chất thải công nghiệp (tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện,…)

Tuy nhiên, phần lớn các đại biểu đều cho rằng, để thực hiện mục tiêu của Chương trình phát triển vật liệu xây không nung theo Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ, cần có các giải pháp và cơ chế thúc đẩy, khuyến khích sản xuất các dây chuyền, công nghệ trong nước. Điều này đòi hỏi cần tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ các cơ quan quản lý như: Bộ Xây dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính,.... Lĩnh vực cơ khí xây dựng là nhóm ngành sản xuất máy móc và thiết bị phục vụ trong xây dựng cơ bản. Để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong lĩnh vực xây dựng, mỗi năm trung bình Việt Nam phải chi từ 3-4 tỷ USD để nhập khẩu các loại máy và thiết bị xây dựng. Do vậy, việc khuyến khích chế tạo thiết bị sản xuất GKN trong nước sẽ mở ra hướng đi mới mang tính bền vững cho ngành vật liệu xây dựng.

Nguồn: most.gov.vn

Số lượt đọc: 3625

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Nghiên cứu metagenome của vi sinh vật đất vùng rễ một số cây trồng ở Việt Nam: Cây thuốc có củ (cây nghệ), cây công nghiệp (cà phê) nhằm tăng năng suất và chất lượng cây trồng (25/08/2021)
  • Nghiên cứu tính toán hệ thống dây neo ụ nổi theo mô hình không gian bằng phương pháp phần tử hữu hạn (25/08/2021)
  • Nghiên cứu chế tạo vật liệu nanocomposite - Bạc nano/Diatomite bằng phương pháp chiếu xạ chùm tia điện tử để xử lý vi sinh vật gây bệnh nhiễm trong nước nuôi cá Tra (25/08/2021)
  • Hội thảo "Giải pháp phòng điều trị áp lực âm ứng dụng cho khu vực điều trị COVID-19 và các khoa ICU" (23/08/2021)
  • Ngành Khoa học và Công nghệ thực hiện “mục tiêu kép” trong đại dịch (17/08/2021)
  • Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới, hoàn thiện công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng (17/08/2021)
  • Tái cơ cấu các chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2021-2025 (17/08/2021)
  • Hoàn thiện thiết kế và chế tạo các hệ thống thiết bị phục vụ cho xưởng chế biến sấy sắn băm quy mô công nghiệp sử dụng nhiên liệu đốt từ sinh khối (16/08/2021)
  • Nghiên cứu, tính toán, thiết kế, chế tạo máy băm/thái củ sắn tươi năng suất cao 10-20 tấn/h ứng dụng trong dây chuyền sấy sắn công nghiệp (16/08/2021)
  • Vệ tinh ‘made in Việt Nam’ chuẩn bị được phóng lên vũ trụ (16/08/2021)