Tin KHCN trong nước
Hết tháng 9, hai tuyến cáp xuyên biển sẽ được khôi phục (26/09/2017)
-   +   A-   A+   In  
Theo thông tin từ các nhà cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam, tới hết tháng 9, sự cố trên cả 2 tuyến cáp quang biển quốc tế là AAG và IA sẽ được khôi phục hoàn toàn.

Cụ thể, sự cố tại tuyến cáp AAG trên nhánh S1i hướng Việt Nam-Hong Kong đã khôi phục xong vào lúc 2h40’ ngày 25/9. Trong khi đó, với nhánh S2 hướng Hong Kong-Philippines, mối hàn đầu tiên dự kiến được thực hiện vào ngày 27/9 và mối hàn cuối cùng sẽ được hoàn tất vào ngày 29/9.

Sau khi nhánh S1i được hoàn tất, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam đã khôi phục được 85% lưu lượng trên tuyến AAG (tương đương với 640 G lưu lượng trên tổng số 700 G lưu lượng bị mất).

Trong khi đó, một nguồn tin khác cho hay, tuyến cáp liên Á (IA) dự kiến bắt đầu sửa chữa từ 26/9 và hoàn thành vào ngày 30/9.

Như vậy, hết tháng 9, các tuyến cáp quang biển quốc tế gặp sự cố vào ngày 27/8 dự kiến đều được xử lý xong, giúp các nhà cung cấp dịch vụ tại Việt Nam thêm lựa chọn để phục vụ khách hàng. 

Tuyến cáp AAG được đưa vào hoạt động từ tháng 11/2009, có tổng chiều dài 20.191 km và tổng dung lượng lên đến 2 Terabit/giây có tổng vốn đầu tư 560 triệu USD. Tuyến AAG có các điểm cập bờ tại Mersing (Malaysia), Changi (Singapore), Sri Racha (Thái Lan), Tungku (Brunei), Currimao (Philippines), South Lantau (Hong Kong, Trung Quốc), Guam và Hawaii (Mỹ)… Tuyến AAG cập bờ Việt Nam tại Vũng Tàu, nằm trong đoạn S1 có chiều dài 314 km.

Trong khi đó, tuyến cáp liên Á (IA) được đưa vào vận hành từ tháng 11/2009 với tổng chiều dài là 6.800 km, kết nối Singapore, Việt Nam, Philippines, Hong Kong và Nhật Bản. 

Tại Việt Nam, tuyến cáp quang cập bờ tại Vũng Tàu. Hệ thống có tốc độ truyền dữ liệu theo thiết kế lên tới 3,84 Tbit/giây với tổng vốn đầu tư ban đầu cho tuyến cáp này là 200 triệu USD.

Nguồn: TTXVN

Số lượt đọc: 4447

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Nghiên cứu, đề xuất định hướng thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) ở Việt Nam (23/12/2020)
  • Nghiên cứu giải pháp tạo nguồn và kỹ thuật tưới tiết kiệm nước nhằm phát triển bền vững cây điều vùng Đông Nam Bộ (23/12/2020)
  • Khai thác và phát triển nguồn gen Tam thất hoang (Panax stipuleanatus H.T. Tsai et K.M. Feng) và Hoàng liên Ô rô (Mahonia nepalensis DC) làm nguyên liệu sản xuất thuốc (23/12/2020)
  • Nghiên cứu phát triển kỹ thuật đo liều bức xạ nơtron (23/12/2020)
  • Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột nấm men giầu kẽm hữu cơ làm nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng (23/12/2020)
  • Hoàn thiện công nghệ trồng trọt, sản xuất cao định chuẩn và sản xuất chế phẩm từ cây Dây thìa canh (Gymnema sylvestre (Retz.) R.Br. ex Schult) hỗ trợ điều trị đái tháo đường (23/12/2020)
  • Sản xuất thử nghiệm xúc xích lên men khô và bán khô bằng công nghệ vi sinh (23/12/2020)
  • Ứng dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến và công nghệ sản xuất giống hiện đại phát triển giống lúa chất lượng cao tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang (23/12/2020)
  • Sàng lọc phân tử các bacteriocin có tiềm năng kháng ung thư từ khu hệ vi sinh vật người bằng cách tiếp cận tin sinh học và sinh học phân tử (23/12/2020)
  • Hệ thống sấy hồng ngoại (23/12/2020)