Nghiên cứu - Ứng dụng KH&CN
Xét duyệt đề tài: Nghiên cứu nhân nhanh in vitro gốc ghép để tạo cây giống tiêu ghép có khả năng chống chịu bệnh chết nhanh (15/08/2012)
-   +   A-   A+   In  

Ngày 15/08/2012, Sở Khoa Học và Công Nghệ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã tổ chức Hội đồng xét duyệt đề tài “ Nghiên cứu nhân nhanh in vitro gốc ghép để tạo cây giống tiêu ghép có khả năng chống chịu bệnh chết nhanh” do ThS. Nguyễn An Đệ - Trung tâm Nghiên cứu Cây ăn quả miền Đông Nam bộ làm chủ nhiệm đề tài.

Mục tiêu của đề tài nhằm chọn lọc được 1 – 2 giống tiêu chống chịu bệnh chết nhanh do phytophthora capsici để làm gốc ghép; Xây dựng được quy trình in vitro nhân nhanh gốc ghép để tạo cây giống tiêu ghép có khả năng chống chịu bệnh chết nhanh; Xây dựng được quy trình phòng trừ hiệu quả bệnh chết nhanh và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật phòng trừ bệnh chết nhanh trên tiêu cho người dân.

Hiện nay, do giá hồ tiêu trên thị trường thế giới tăng cao, cây tiêu được bà con nông dân chú ý mở rộng diện tích. Trong những năm gần đây , hồ tiêu đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của cả nước. Trong đó tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có diện tích hồ tiêu đứng thứ 4 trong cả nước với gần 7.000 ha tập trung phần lớn ở các huyện Châu Đức, Tân Thành, Xuyên Mộc.

Theo các cán bộ khuyến nông tỉnh, tiêu là một trong những cây trồng chịu úng rất kém. Năm vừa qua mưa bão liên tục, mùa mưa kéo dài, những vườn không thoát nước kịp thời làm cho gốc bị úng và tổn thương, tạo điều điều kiện cho nhiều loại nấm bệnh phát triển, đặc biệt là nấm Phytophthora (bệnh tiêu chết nhanh), nấm phát sinh từ đất tấn công mạnh vào các rễ tiêu, gây tổn thương bó mạch nên tiêu không thể hút nước và chết hàng loạt. Đặc biệt năm vừa qua trên địa bàn huyện Xuyên Mộc có tỉ lệ bệnh tiêu chết nhanh khá cao, nhiều chủ vườn điêu đứng và có nguy cơ trắng tay.

Bệnh xuất hiện với tần suất cao vào mùa mưa (tháng 5 đến tháng 11). Triệu chứng nhiễm bệnh ban đầu là những thương tổn xuất hiện dưới dạng những đốm viền nhỏ ở những lá gần mặt đất. Thường rất khó phát hiện bệnh sớm cho đến khi lá ở phần ngọn dây tiêu trở nên vàng, héo rũ và rụng. Một khi các triệu chứng này xuất hiện thì hầu hết rễ đã thối và phần thân dưới đãbị thương tổn với các vết màu nâu đen. Khi gốc và rễ bị hư hại kết quả là dây tiêu chết trong vòng 10 – 20 ngày.

Hiện nay chưa có giống tiêu kháng P.capsici mà chỉ có một số ít giống có khả năng chống chịu tốt với bệnh. Để hạn chế táchại của bệnh chết nhanh, người trồng tiêu cần phải áp dụng kết hợp nhiều biện pháp hợp lý trong quy trình quản lý dịch hại tổng hợp, trong đó phòng bệnh là quan trọng nhất và giải pháp dùng gốc ghép kháng bệnh là hướng có thể đáp ứng được mục tiêu này. Kỹ thuật vi nhân giống có nhiều ưu điểm vượt trội do hệ số nhân giống cao và cung cấp nguồn cây giống sạch bệnh. Vi nhân giống cây tiêu với đa dạng mẫu cấy từ mô non và mô trưởng thành. Cụm chồi tiêu hình thành từ mẫu cấy sẽ ra rễ dễ dàng và cây con có thể được trồng ra vườn sau khi thích nghi với môi trường đất trong vườn ươm 20 – 30 ngày.

Việc tuyển chọn và nhân nhanh in vitro gốc ghép để tạo cây giống tiêu ghép có khả năng chống chịu bệnh chết nhanh và nghiên cứu quy trình phòng trừ bệnh chết nhanh trên tiêu để sản xuất bền vững, tạo được giống sạch bệnh, nâng cao thu nhập cho nhà vườn trồng tiêu ở Bà Rịa – Vũng Tàu là rất cần thiết. Vì vậy hội đồng thống nhất đồng ý cho triển khai thực hiện đề tài.

Nguồn: Hồng Hà

Số lượt đọc: 3477

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Thí điểm ứng dụng công nghệ cảnh báo, phát hiện sớm ao xoáy, dòng Rip tại khu vực Bãi Sau TP Vũng Tàu (25/05/2020)
  • Ứng dụng một số chế phẩm chứa nano bạc phòng trừ bệnh hại và làm tăng năng suất trên một số loại rau (08/05/2020)
  • Nghiệm thu đề tài Nghiên cứu ứng dụng vật liệu composite để chế tạo lô cốt cho lực lượng phòng thủ bờ biển trên tỉnh BR-VT (19/12/2019)
  • Hội đồng tư vấn xác định sản phẩm khí CNG đã được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản theo quy trình sản xuất khép kín (16/12/2019)
  • Tư vấn tuyển chọn tổ chức và cá nhân thực hiện đề tài “Sưu tầm và giới thiệu văn học dân gian người Việt (dân tộc Kinh) ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” (29/07/2019)
  • Tư vấn tuyển chọn tổ chức và cá nhân thực hiện đề tài “Nghiên cứu sự tác động của biến đổi khí hậu đối với sức khỏe người dân tỉnh BR-VT và xây dựng phần mềm dự báo dịch bệnh dựa vào dự kiện thời tiết và Google Trend” (21/06/2019)
  • Tư vấn đánh giá nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu biện pháp lăng quăng phát triển thành muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết trong hệ thống hố ga thoát nước tại thành phố Vũng Vàu” (24/05/2019)
  • Xét duyệt đề án của các doanh nghiệp tham gia Chương KH&CN Hỗ trợ doanh nghiệp đợt 1 năm 2019 (21/05/2019)
  • Tư vấn đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện dự án “Xây dựng mô hình thử nghiệm ứng dụng công nghệ thuỷ canh vào việc xanh hoá công sở tại văn phòng Sở KH&CN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” (02/05/2019)
  • Tư vấn đánh giá nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu bảo tồn nguồn gen cây mãng cầu ta (Na) đặc hữu của tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu” (24/04/2019)