.jpg)
Việc hợp tác, chuyển giao
công nghệ tiên tiến, hiện đại trong lĩnh vực năng lượng là rất cần thiết để các
doanh nghiệp hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, hài hòa với thiên nhiên và
môi trường.
Đây là nội dung được nêu ra tại Hội thảo “Công nghệ năng lượng Việt Nam-Hàn Quốc năm 2017”, do Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) phối hợp Viện Thẩm định và Đầu tư công nghệ năng lượng Hàn Quốc (Ketep) tổ chức chiều 20/4, tại TPHCM.
Hội thảo có sự tham giá của khoảng 60 doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu của Việt Nam, đại diện một số cơ quan quản lý nhà nước khu vực Đông Nam Bộ, các doanh nghiệp chuyên về năng lượng của Hàn Quốc.
Đây là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận công nghệ hiện đại, cũng như kinh nghiệm trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng của Hàn Quốc. Đồng thời là cầu nối giữa bên cung và bên có nhu cầu công nghệ nhằm đẩy nhanh tiến trình đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp.
Ông Tạ Việt Dũng, Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ cho biết, thời gian qua, nhiều công nghệ mới, tiên tiến của nước ngoài đã được giới thiệu và chuyển giao thành công cho các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam. Điều này đã góp phần nâng cao năng lực công nghệ, hiệu quả sản xuất cho các doanh nghiệp. Luật Chuyển giao công nghệ đang được sửa đổi, trong đó chú trọng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận với nguồn công nghệ mới và các chính sách hỗ trợ của nhà nước.
Bên cạnh các công nghệ mới trực tiếp phục vụ sản xuất kinh doanh, Cục cũng tìm kiếm và giới thiệu cho doanh nghiệp các công nghệ ứng dụng trong bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, các công nghệ tiết kiệm và tái tạo năng lượng, quản lý và giám sát tiêu thụ năng lượng... nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
Tại Hội thảo, các tập đoàn của Hàn Quốc như Energy Holdings Group, CDS Industries, Daewoo Information Systems, Doosan Heavy Industries... đã giới thiệu các công nghệ mới về thành tựu công nghệ năng lượng gió ngoài khơi; công nghệ giám sát theo thời gian thực sự ô nhiễm của dòng chất lỏng; hệ thống quản lý tiêu dùng điện thông minh SmartGrid; công nghệ và giải pháp quản lý sử dụng năng lượng trong sản xuất; hệ thống phát điện biomass; giải pháp quản lý tiêu thụ năng lượng thông minh.
Theo ông Hongmin Kim, Giám đốc điều hành Bộ phận Chiến lược công nghệ năng lượng Ketep, các công nghệ này hầu hết đều có nguồn gốc từ các công trình nghiên cứu được thực hiện tại Ketep, sau đó chuyển giao và thương mại hóa thành công cho doanh nghiệp. Vì vậy, đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp hai nước chia sẻ kinh nghiệm thành công trong hợp tác nghiên cứu, nhận chuyển giao công nghệ từ các viện nghiên cứu, trường đại học.


- Khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo (06/03/2018)
- Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (06/03/2018)
- Hội thảo khu vực Châu Á - Thái Bình Dương về tiêu chuẩn hóa đối với thiết bị chiếu sáng công nghệ LED và đô thị thông minh (06/03/2018)
- Công nghiệp 4.0 cần song hành với giáo dục 4.0 (28/02/2018)
- Số hóa nông nghiệp: Lộ trình không thể thay đổi (28/02/2018)
- Sáng chế máy "chà vỏ khoai lang" (23/02/2018)
- Những nhà khoa học đoạt giải thưởng khoa học Đại học Tôn Đức Thắng (08/02/2018)
- Demo Day 2018: Tìm kiếm nhà đầu tư cho 10 startup tiềm năng (06/02/2018)
- Phê duyệt Chương trình mục tiêu Công nghệ thông tin (06/02/2018)
- Thủ tướng dự lễ bàn giao Trung tâm đào tạo cán bộ quản lý KHCN cho Lào (06/02/2018)
![]() |
||
|