Dân số Việt Nam gần 80 triệu người, trong đó trẻ em dưới 16 tuổi chiếm 50% và kết quả khảo sát gần đây cho thấy có 19,46% học sinh trong độ tuổi từ 10 - 16 gặp trục trặc về sức khỏe tâm thần, cũng trong độ tuổi này số ca tự tử liên quan đến sức khỏe tâm thần chiếm 10%. Ngoài ra những rối loạn hành vi như đua xe, ngất tập thể, tự tử tập thể, bạo lực học đường khiến chúng ta phải giật mình lo lắng.
Theo nghiên cứu của Bệnh viện Tâm thần tỉnh BR-VT năm 2011, riêng huyện Châu Đức tỷ lệ học sinh từ 12 – 15 tuổi có vấn đề sức khoẻ tâm thần là 20,91%. Các em rơi vào tình trạng lo âu và trầm cảm dẫn tới thiếu hứng thú trong học tập, vui chơi, suy nghĩ không hợp lý, thiếu thực tế và dẫn đến các hành vi lệch lạc, quấy nhiễu cuộc sống của các thành viên trong gia đình và xã hội.
Đề tài nghiên cứu này thực sự cần thiết cho việc dự phòng sớm các tổn thương về sức khoẻ tâm trí, hạn chế các rối loạn tinh thần nặng ở học sinh trung học cơ sở, giảm bớt gắng nặng cho xã hội và góp phần xây dựng một lực lượng lao động trẻ có chất lượng trong tương lai, cung cấp nguồn nhân lực cho tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Sau khi nghe hai chủ nhiệm đề tài trình bày, Hội đồng nhất trí chọn hồ sơ của của BS CKI. Ngô Thành Phong (Bệnh viện Tâm thần tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) đủ điều kiện để triển khai thực hiện.