Nghiên cứu - Ứng dụng KH&CN
Điều tra đánh giá một số nguồn nước khoáng mới phát hiện tại xã Hoà Bình và Hoà Hưng, huyện Xuyên Mộc (17/04/2013)
-   +   A-   A+   In  

Sáng ngày 17/4/2013, Sở Khoa Học và Công Nghệ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã tổ chức Hội Đồng Khoa Học nghiệm thu đề tài : “Điều tra đánh giá một số nguồn nước khoáng mới phát hiện tại xã Hoà Bình và Hoà Hưng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và đề xuất các giải pháp quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý” do kỹ sư Hoàng Vượng làm chủ nhiệm đề tài.

Bà Rịa – Vũng Tàu có 8 nguồn nước khoáng và nước khoáng nóng đã được công bố. Trong đó có hai nguồn Bình Châu và Suối Nghệ khá nổi tiếng, đã được khai thác hiệu quả. Với việc trữ lượng nước khoáng nóng ngày càng giảm dần do khai thác chưa hợp lý, nguồn nước khoáng Carbonic Hoà Hưng và Hoà Bình được tiến hành điều tra đánh giá trữ lượng, chất lượng tương đương cấp C1 đạt 151m3/ngày; cấp C1 + C2 đạt 157m3/ ngày sẽ bổ sung thêm nguồn nước khoáng mới cho tỉnh BR - VT. Từ báo cáo kết quả đề tài, các nhà quản lý tài nguyên của tỉnh có cơ sở khoa học để quy hoạch, bảo vệ và quản lý khai thác hợp lý sau này. Nhà đầu tư khi tiến hành khai thác chính thức sẽ giảm được thời gian thực hiện và chi phí đáng kể.

Theo nghiên cứu nước khoáng Carbonic – silic ấm có nguồn gốc hình thành trong đới đứt gãy kiến tạo ở Hoà Hưng – Hoà Bình là loại hiếm trong danh sách các nguồn nước khoáng của nước ta hiện nay bởi nó có ý nghĩa sử dụng đa dạng. Theo các nhà y học, nước khoáng loại này thích hợp cho việc sử dụng ngâm tắm điều trị các bệnh liên quan đến tiêu hoá, thần kinh, khớp, cơ bắp, phục hồi sức khoẻ… So sánh với một số nguồn nước khoáng cùng loại, nước khoáng tại xã Hoà Hưng - Hoả Bình có đủ điều kiện để khai thác kinh doanh du lịch sinh thái, ngâm tắm, đóng chai giải khát và nuôi trồng tảo Spirulina.

Cùng với việc phát triển kinh tế, nguồn tài nguyên khoáng sản giảm dần và bắt đầu cạn kiệt, môi trường ngày càng bị suy thoái trong khi chất thải sản xuất và sinh hoạt ngày càng tăng... Nguồn nước khoáng Carbonic Hoà Hưng – Hoà Bình được tiến hành điều tra đánh giá trữ lượng, chất lượng là cần thiết để bổ sung thêm nguồn nước khoáng quý giá cho tỉnh BR – VT. Hội đồng Khoa học đánh giá đề tài đạt loại khá và đồng ý nghiệm thu đề tài.

Đươc biết,trong 8 nguồn nước khoáng phân bố khắp nơi trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, có năm nguồn là nước khoáng Silic, một nguồn có kháng hoá quá cao (mặn), chỉ có 2 nguồn Carbonic là Suối Nghệ và Láng Dài đã có nhà đầu tư, mỏ đã và đang làm thủ tục để khai thác.

Nguồn: Hồng Hà

Số lượt đọc: 3668

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Thí điểm ứng dụng công nghệ cảnh báo, phát hiện sớm ao xoáy, dòng Rip tại khu vực Bãi Sau TP Vũng Tàu (25/05/2020)
  • Ứng dụng một số chế phẩm chứa nano bạc phòng trừ bệnh hại và làm tăng năng suất trên một số loại rau (08/05/2020)
  • Nghiệm thu đề tài Nghiên cứu ứng dụng vật liệu composite để chế tạo lô cốt cho lực lượng phòng thủ bờ biển trên tỉnh BR-VT (19/12/2019)
  • Hội đồng tư vấn xác định sản phẩm khí CNG đã được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản theo quy trình sản xuất khép kín (16/12/2019)
  • Tư vấn tuyển chọn tổ chức và cá nhân thực hiện đề tài “Sưu tầm và giới thiệu văn học dân gian người Việt (dân tộc Kinh) ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” (29/07/2019)
  • Tư vấn tuyển chọn tổ chức và cá nhân thực hiện đề tài “Nghiên cứu sự tác động của biến đổi khí hậu đối với sức khỏe người dân tỉnh BR-VT và xây dựng phần mềm dự báo dịch bệnh dựa vào dự kiện thời tiết và Google Trend” (21/06/2019)
  • Tư vấn đánh giá nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu biện pháp lăng quăng phát triển thành muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết trong hệ thống hố ga thoát nước tại thành phố Vũng Vàu” (24/05/2019)
  • Xét duyệt đề án của các doanh nghiệp tham gia Chương KH&CN Hỗ trợ doanh nghiệp đợt 1 năm 2019 (21/05/2019)
  • Tư vấn đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện dự án “Xây dựng mô hình thử nghiệm ứng dụng công nghệ thuỷ canh vào việc xanh hoá công sở tại văn phòng Sở KH&CN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” (02/05/2019)
  • Tư vấn đánh giá nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu bảo tồn nguồn gen cây mãng cầu ta (Na) đặc hữu của tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu” (24/04/2019)