Mục đích của đề tài là làm rõ thực trạng GDGT cho học sinh THCS về nhận thức, thái độ, hành vi; tìm ra một số yếu tố gây ảnh hưởng đến quá trình GDGT cho học sinh. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế khó khăn cho học sinh trong giáo dục giới tính.
Đề tài đã khảo sát thực tế trên 750 em học sinh, 150 giáo viên bộ môn Sinh, Địa, Giáo dục công dân và 300 học sinh trên địa bàn tỉnh.
Qua thực tế nghiên cứu, đề tài kết luận, kiến thức về GDGT của học sinh THCS còn lơ mơ, không rõ ràng; học sinh cảm thấy ngần ngại và mất tự nhiên trong quá trình tiếp cận GDGT; một số học sinh không chú ý lắng nghe các bài giảng có nội dung liên quan về GDGT. Tuy nhiên, khi đưa hình thức GDGT vào các chương trình ngoại khóa đã thu hút được sự quan tâm của học sinh, giáo viên và phụ huynh. Do vậy, phần nào đó cho thấy học sinh có sự thay đổi mức độ nhận thức, thái độ và hành vi theo chiều hướng tích cực... Để giúp học sinh THCS tiếp cận được các kiến thức về GDGT một cách tốt nhất cần có sự quan tâm của gia đình, nhà trường và toàn xã hội.