1. Đề tài: Nghiên cứu thiết kế máy đánh vảy cá:
- Mục tiêu- Nội dung: Nghiên cứu, thiết kế chế tạo máy đánh vảy cá. Công suất 5 – 7 tấn/ngày
- Kết quả và sản phẩm dự kiến: Một mẫu máy.
2. Đề tài: Nghiên cứu điều chế vật liệu hút dầu có khả năng tự phân huỷ từ phế thải nông nghiệp
- Mục tiêu- Nội dung:
+ Điều chế chế phẩm có khả năng hút dầu cao, tự phân huỷ nhanh, không gây ô nhiễm môi trường, giá thành hạ; Tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống người nông dân.
- Kết quả và sản phẩm dự kiến:
+ Báo cáo nghiên cứu khoa học sau khi thử nghiệm; Quy trình sản xuất pilot.
+ 100 kg sản phẩm hút dầu; Đề xuất quy trình dạng pilot 100 – 300 kg/ngày.
3. Dự án: Nuôi thử nghiệm cá Bống tượng thương phẩm vùng nước lợ ở Bà Rịa – Vũng Tàu:
- Mục tiêu- Nội dung :
+ Triển khai thử nghiệm kết quả nghiên cứu; Nuôi cá Bống tượng thương phẩm.
+ Đánh giá khả năng nhân rộng;Triển khai sản xuất cá Bống tượng thương phẩm trên thị trường.
- Kết quả và sản phẩm dự kiến:
+ Cá Bống tượng thương phẩm đạt năng suất và chất lượng.
4. Đề tài: Nghiên cứu quy trình GAP (Good Agricultural Practices) đối với nhãn xuồng hàng hoá ở tỉnh BR-VT:
- Mục tiêu- Nội dung:
+ Nghiên cứu xây dựng cẩm nang thực hành GAP cho nhãn xuồng hàng hoá tỉnh BR-VT đạt tiêu chuẩn về vệ sinh anh toàn của thị trường chất lượng cao.
+ Phổ biến thực hành cẩm nang GAPvà chuyển giao cho cán bộ nông nghiệp tỉnh.
+ NC XD quy trình và mô hình thực hành GAP trong sản xuất.
+ NC quy trình thực hành sản xuất tốt GMP giai đoạn sau thu hoạch.
+ NC tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn thực phẩm.
+ XD các quy định về môi trường và lao động
- Kết quả và sản phẩm dự kiến:
+ Cẩm nang thực hành GAP cho nhãn xuồng hàng hoá phù hợp điều kiện BR-VT.
+ Phổ biến quy trình cho cán bộ nông nghiệp và dân.
5. Dự án: Xây dựng mô hình và quy trình kỹ thuật sản xuất cá Rô đồng cái đạt tỷ lệ trên 70%.
- Mục tiêu- Nội dung:
+ Xây dựng quy trình kỹ thuật và mô hình sản xuất cá Rô đồng có tỷ lệ cái trên 70% tại tỉnh BR- VT; Sản xuất ra cá Rô đồng đực có bộ nhiễm sắc thể giới tính XX.
+ Phân lập cá Rô đồng đực có bộ nhiễm sắc thể giới tính XX.
+ Sản xuất cá Rô đồng có tỷ lệ cái lớn hơn 70% bằng cách phối con đực (cá Rô đồng đực) có bộ nhiễm sắc giới tính XX với cá Rô đồng cái thường.
- Kết quả và sản phẩm dự kiến:
+ Quy trình và mô hình cụ thể để phổ biến cho dân.
+ Sản xuất được đàn giống cá Rô đồng đực có bộ nhiễm sắc thể XX.
+ Báo cáo tổng hợp về quy trình kỹ thuật sản xuất cá Rô đồng cái đạt tỷ lệ trên 70%.
6. Dự án: Xây dựng quy trình và mô hình nuôi tôm Sú luân canh với cá Măng biển nhằm phát triển bền vững nghề nuôi tôm Sú trên địa bàn tỉnh BR-VT.
- Mục tiêu- Nội dung:
+ Xây dựng quy trình và mô hình nuôi luân canh tôm Sú với cá Măng biển tăng cường khả năng xử lý môi trường trên các ao nuôi tôm.
+ Đánh giá hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của nghề nuôi tôm Sú biển.
+ Triển khai XD mô hình và quy trình kỹ thuật nuôi tôm Sú luân canh với cá măng biển. Đánh giá hiệu quả kinh tế và khả năng nhân rộng mô hình.
- Kết quả và sản phẩm dự kiến:
+ Quy trình kỹ thuật và mô hình nuôi cụ thể
7. Đề tài: Nghiên cứu, phục chế súng thần công và nghi thức bắn súng thần công tạo thành sản phẩm văn hóa và du lịch của tỉnh BR-VT:
- Mục tiêu- Nội dung:
+ Nghiên cứu lịch sử hình thành, phát triển và quá trình khai thác sử dụng súng thần công ở nước ta;Nghiên cứu quy trình, nghi thức bắn súng thần công; Nghiên cứu kết cấu, hình dạng súng thần công để xác định mô hình và thiết kế phục chế súng thần công đặc trưng cho tỉnh BR-VT; Nghiên cứu thiết kế một số loại đạn dùng cho súng thần công được phục chế phục vụ lễ hội.
+ Xác lập cơ sở khoa học và thực tiễn phục chế và tái hiện nghi thức bắn súng thần công truyền thống, xây dựng thành sản phẩm độc quyền phục vụ du lịch của tỉnh BR-VT.
- Kết quả và sản phẩm dự kiến:
+ Báo cáo tổng hợp về súng thần công của Việt Nam dưới thời phong kiến (hình dáng, cấu tạo, quy trình, nghi thức bắn);
+ Bản vẽ cấu tạo súng thần công, cơ sở thực tiễn; quy trình, giải pháp và kịch bản để thực hiện việc phục chế và tái hiện bắn súng thần công.
8. Đề tài: Xây dựng tài liệu ngữ văn địa phương dùng trong các trường THCS tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu:
- Mục tiêu - Nội dung:
Xây dựng bộ tài liệu tổng hợp về ngữ văn địa phương của tỉnh, phục vụ dạy học chương trình ngữ văn địa phương ở trường THCS trong tỉnh. Đồng thời, làm tài liệu tham khảo cho người yêu thích văn học địa phương.
- Kết quả và sản phẩm dự kiến:
+ Một tuyển tập văn học địa phương BR-VT; Một chuyên khảo về ngôn ngữ-văn hoá và văn học của địa phương; Một tài liệu ngữ văn địa phương dùng cho học sinh và giáo viên các trường THCS trong tỉnh.
Thời gian nhận Hồ sơ đăng ký: từ ngày ra Thông báo đến hết ngày 28 tháng 02 năm 2007.
HỒ SƠ ĐĂNG KÝ THAM GIA TUYỂN CHỌN GỒM:
- Đơn đăng ký chủ trì thực hiện đề tài, dự án (Biểu B1-1-ĐONTC.SĐ);
- Thuyết minh đề tài Đề tài khoa học xã hội và nhân văn, Đề tài nghiên cứu khoa học và PTCN (Biểu B 1-2-TMKHXH, B1-2-TMKHCN vàbiểu B1-2-TMDA);
- Tóm tắt hoạt động khoa học và công nghệ của tổ chức và cá nhân đăng ký chủ nhiệm đề tài (Biểu B1-3-LLTC.SĐ);
- Lý lịch khoa học của cá nhân đăng ký chủ nhiệm đề tài (Biểu B1-4-LLCN).
- Văn bản xác nhận về sự đồng ý của các tổ chức và cá nhân đăng ký phối hợp nghiên cứu ( biểu B1-5-PHNC) - nếu có phối hợp nghiên cứu.
- Hồ sơ (1 bản gốc và 12 bản sao) được niêm phong và ghi rõ tên trên phong bì:
+ Tên đề tài, dự án;
+ Tên và địa chỉ của tổ chức tham gia tuyển chọn;
+ Họ và tên cá nhân đăng ký làm chủ nhiệm đề tài và danh sách những người tham gia thực hiện đề tài;
+ Liệt kê danh mục tài liệu, văn bản có trong túi Hồ sơ và gửi về địa chỉ:
Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
130 Lý Thường Kiệt, Phường 1, thành phố Vũng Tàu.
Muốn biết thêm chi tiết, xin liên hệ trực tiếp với Phòng quản lý khoa học hoặc điện thoại số: 064. 852 484 /807 để được hướng dẫn cụ thể.