Tiêu chuẩn ĐLCL
Cách loại bỏ quy trình sản xuất thừa trong hoạt động nâng cao năng suất chất lượng (26/08/2016)
-   +   A-   A+   In  

Sản xuất thừa là một trong những khó khăn mà tổ chức, doanh nghiệp thường gặp phải trong hoạt động cải tiến, nâng cao năng suất chất lượng.

Tập đoàn Toyota, Nhật Bản đã đưa ra 7 loại lãng phí trong hoạt động sản xuất đó là: sản xuất dư thừa, thời gian chờ đợi, vận chuyển hàng hóa không hợp lý, hàng tồn kho dư thừa, quy trình sản xuất, việc di chuyển trong công việc không hợp lý và sản phẩm hư hại.

Năng suất chất lượng: Cách loại bỏ quy trình sản xuất thừa

Quy trình sản xuất thừa kìm hãm hoạt động nâng cao năng suất chất lượng của doanh nghiệp

Quy trình sản xuất thừa là một trong những loại lãng phí tệ hại nhất, kìm hãm hoạt động nâng cao năng suất chất lượng của tổ chức, doanh nghiệp. Quy trình sản xuất thừa là tiến hành nhiều công việc gia công hơn mức khách hàng yêu cầu, tạo ra những giá trị khách hàng không quan tâm, không sẵn lòng chi trả.

Quy trình sản xuất thừa, không phù hợp gây nên việc sử dụng lao động và thiết bị kém hiệu quả. Làm gián đoạn luồng sản xuất thông thoáng dẫn đến những ách tắc và đình trệ trong quy trình. Làm tăng chi phí, thời gian do sửa chữa.

Đây có thể coi là loại lãng phí khó nhìn thấy rõ và phần lớn là ẩn trong các hoạt động thường ngày của mỗi người. Chẳng hạn, với cùng một công việc mỗi người lại có cách giải quyết khác nhau và thời gian hoàn thành công việc khác nhau. Rõ ràng, cuối cùng mọi người đều đạt đến kết quả nhưng có người phải dùng nhiều thời gian và các nguồn lực khác hơn để hoàn thành công việc.

Năng suất chất lượng: Cách loại bỏ quy trình sản xuất thừa

Để giảm được lãng phí này, doanh nghiệp cần quy trình hóa các công đoạn

Để giảm được lãng phí này cần quy trình hóa các công đoạn, xây dựng các hướng dẫn công việc, tiêu chuẩn cho mỗi công đoạn và có biện pháp quản lý quá trình hiệu quả. Ngoài ra, để loại bỏ được lãng phí trong quy trình sản xuất thừa thì giải pháp đưa ra là nên lựa chọn áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng (như ISO 9000, HACCP, công cụ 5S, Kaizen, cân bằng chuyền..) phù hợp với quy mô, tình hình của đơn vị.

Trong đó, nên áp dụng công cụ quản lý trực quan 5S vì công cụ này giúp cho các đơn vị quản lý khu vực sản xuất, làm việc của mình luôn sạch sẽ, đồ dùng, dụng cụ và các vật liên quan đến sản xuất được sắp xếp hợp lý thuận lợi cho quá trình sản xuất giúp giảm lãng phí cho doanh nghiệp.

Nguồn: vietq.vn

Số lượt đọc: 4697

Về trang trước Về đầu trang