Tin KHCN trong tỉnh
Báo cáo chuyên đề “Quy trình kỹ thuật phòng trừ tuyến trùng gây hại cây khổ qua bằng chế phẩm sinh học” (23/08/2016)
-   +   A-   A+   In  

Ngày 19/8 tại xã Châu Pha (H.Tân Thành) Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN (Sở KH&CN) đã tổ chức buổi báo cáo chuyên đề “Quy trình kỹ thuật phòng trừ tuyến trùng gây hại cây khổ qua bằng chế phẩm sinh học”. Báo cáo viên là ThS. Chu Trung Kiên – Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam. 

Đến dự buổi báo cáo chuyên đề có ông Hoàng Trọng Nghĩa – Chủ tịch Hội Nông dân huyện Tân Thành và gần 80 bà con nông dân của các xã Tóc Tiên, Châu Pha, Tân Hải,  Sông Xoài.

Rau là một trong những cây trồng quan trọng của tỉnh BR-VT, được trồng phổ biến với diện tích > 7.000 ha, năng suất bình quân đạt gần 200 tạ/ha, đáp ứng được phần lớn nhu cầu tiêu thụ nội tỉnh và một số tỉnh thành lân cận như TP.HCM, Đồng Nai,… Tại tỉnh, cây khổ qua là cây rau ăn quả chủ lực nên thường được trồng liên tục 2-3 vụ/năm hoặc luân canh với các cây rau cùng họ khác như dưa leo, mướp, bầu, bí,… đã tạo điều kiện để tuyến trùng tích lũy trong đất và gây hại cây trồng. Mặt khác, do cây khổ qua có thời gian sinh trưởng khá dài (khoảng 4 tháng) nên thiệt hại năng suất do tuyến trùng gây ra nguy cơ cao hơn các cây rau ngắn ngày khác. Cho đến nay, trong sản xuất có rất ít hộ trồng rau nhận biết được triệu chứng của tuyến trùng gây hại trên cây khổ qua và thường sử dụng các loại hóa chất trừ tuyến trùng để xử lý phòng trừ. Việc phòng trừ tuyến trùng bằng các loại hóa chất thường cho hiệu quả không cao, gây ô nhiễm môi trường và gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đó, Sở KH&CN tỉnh BR-VT đã phối hợp Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam nghiên cứu và xây dựng quy trình kỹ thuật phòng trừ tuyến trùng gây hại trên cây khổ qua bằng chế phẩm sinh học để phổ biến và chuyển giao đến người sản xuất rau trong tỉnh góp phần phát triển sản xuất cây rau an toàn của tỉnh bền vững và thân thiện với môi trường.

Ngoài ra tại buổi báo cáo, bà còn nông dân còn được ThS. Chu Trung Kiên giải đáp những thắc mắc liên quan đến kỹ thuật trồng và phòng trừ bệnh trên cây khổ qua.

Nguồn: Hoàng Long

Số lượt đọc: 5518

Về trang trước Về đầu trang