Nghiên cứu - Ứng dụng KH&CN
Tuyển chọn đề tài nghiên cứu và định hướng bảo tồn khu di tích Vòng thành đá trắng (03/08/2016)
-   +   A-   A+   In  

Ngày 22/7, Sở Khoa học và Công nghệ Tỉnh tổ chức Hội đồng khoa học tuyển chọn đề tài khoa học xã hội và nhân văn “Khai quật, nghiên cứu và định hướng bảo tồn khu di tích Vòng thành đá trắng (huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)”, do PGS.TS Bùi Chí Hoàng – Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ làm chủ nhiệm.

Mục tiêu của đề tài nhằm điều tra, đào thám sát, thăm dò, khai quật để đánh giá hiện trạng, làm rõ quy mô, tổng thể không gian di tích; Đào thám sát các khu vực bên trong Vòng thành bằng đá ong nhằm xác định đặc điểm phân bố cũng như đặc trưng văn hóa, niên đại của di tích Vòng thành đá trắng; Xem xét các mối quan hệ văn hóa của di tích Vòng thành đá trắng trong lịch sử địa phương và khu vực; Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp bảo tồn và xây dựng hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích cấp Tỉnh và làm cơ sở khoa học để xếp hạng cấp Quốc gia; thu thập hiện vật qua khai quật, phục chế một số hiện vật góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Theo chủ nhiệm đề tài, Vòng thành đá trắng là di tích thành cổ còn nguyên vẹn nhất có thể nhận biết bằng mắt thường so với các di tích đã biết trên vùng đất Nam Bộ như Lũy Phước Tứ (Bà Rịa – Vũng Tàu), thành Biên Hòa, Tuy Hòa (Đồng Nai), thành Gia Định (Tp Hồ Chí Minh), .. Bởi vì trên thực tế thì gần như hầu hết các di tích thành – lũy này đều đã bị phá hủy, hoặc vùi sâu trong lòng đất, chưa có một thành nào trong hiện trạng có thể quan sát được một cách rõ ràng như ở Vòng thành đá trắng. Việc điều tra, khai quật để nghiên cứu khoa học di tích Vòng thành đá trắng là rất cần thiết, nhằm đánh giá nhận thức được một cách đầy đủ giá trị văn hóa, lịch sử của nó gắn liền với quá trình hình thành và phát triển không chỉ vùng đất Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng mà cả Nam Bộ nói chung.

Hội đồng tuyển chọn nhận định đây là là đề tài có ý nghĩa khoa học và mang tính cấp thiết, đây sẽ là cơ sở pháp lý cần thiết cho công tác trùng tu, tôn tạc, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Đề tài được Hội đồng tuyển chọn đồng ý cho triển khai và thời gian thực hiện trong 18 tháng. 

Nguồn: Lê Huệ

Số lượt đọc: 3653

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Hội đồng tư vấn tuyển chọn thực hiện đề tài “Phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn hiện nay” (12/10/2023)
  • Nghiên cứu đánh giá và thí điểm hệ thống thu gom rác trôi dạt vào bờ biển thành phố Vũng Tàu (03/10/2023)
  • Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ áp dụng tuần hoàn sinh học và sử dụng Oxy lỏng để sản xuất giống và nuôi cá mú lai sạch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm (28/09/2023)
  • Hội đồng tư vấn tuyển chọn tổ chức và cá nhân thực hiện Đề tài “Ứng dụng công nghệ viễn thám giám sát rác thải đại dương và xây dựng hệ thống thu gom xa bờ cho vùng biển huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” (22/09/2023)
  • Hội đồng nghiệm thu đề tài “Sưu tầm và giới thiệu văn học dân gian người Việt tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” (30/06/2023)
  • Nhãn Edor Phú Quý đạt chứng nhận VietGap (26/05/2023)
  • Họp về Đề án Ứng dụng tiến bộ KH&CN giai đoạn 2022-2026 trên địa bàn tỉnh (09/05/2023)
  • Tọa đàm “Sưu tầm, giới thiệu văn học dân gian người Việt tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” (25/04/2023)
  • Hội đồng thẩm định và nghiệm thu kết quả lập Đề án Ứng dụng tiến bộ KH&CN giai đoạn 2022-2026 trên địa bàn tỉnh BR-VT (13/03/2023)
  • Hội thảo góp ý lần 2 Đề án “Ứng dụng tiến bộ KH&CN giai đoạn 2022-2026 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” (22/02/2023)