Cũng là nguyên nhân khiến tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ chưa giải quyết được triệt để.
Công ty Việt Á được thành lập từ năm 2006 với ngành nghề chủ yếu là sản xuất các mặt hàng về đồ nội thất, đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ… Ngoài việc chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm để cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu và nội địa, doanh nghiệp luôn quan tâm đến việc đăng ký nhãn hiệu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm của mình, nhằm hạn chế tình trạng bị làm giả, làm nhái.
Bà Phạm Thị Thu Hà, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Phó giám đốc kinh doanh Công ty Việt Á cho biết: “Khi đưa ra dòng sản phẩm mới nào ra thịtrường chúng tôi đều đăng ký thương hiệu, bản quyền. Tôi cho rằng các doanh nghiệp nên đầu tư vào thiết kế tìm hiểu thị hiếu và xu hướng tiêu dùng hàng năm, từ đó để đưa thiết kế đưa ra dòng sản phẩm khác biệt, đểngười tiêu dùng dễ nhận ra những sản phẩm chính hãng”.
Nhiều doanh nghiệp trong nước cho biết, nếu một loại hàng hóa đang tiêu thụ tốt trên thị trường, ngay lập tức sẽbị làm giả, làm nhái và được bày bán công khai. Hầu hết các sản phẩm này thường nhái về bao bì, nhãn mác, sản phẩm không khác gì so với hàng thật nhưng giá thành rẻ. Cụ thể như tại thị trường Hà Nội, dọc các tuyến phố Hàng Nón, Chùa Bộc, Nguyễn Lương Bằng… bên cạnh các loại quần áo, túi xách của Trung Quốc vẫn có các mẫu hàng hóa bày bán được gắn mác Tommy, Gucci, Buberry…
Đây là những nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới nhưng chỉ cần bỏ ra vài trăm nghìn đồng là có thể mua được. Trong khi đó không nhiều người tiêu dùng có đủ kiến thức để phân biệtđược hàng thật và hàng giả nên rất dễ bị đánh lừa, móc túi. Đối với doanh nghiệp trong nước, dù đã khẳng định được tên tuổi trên thị trường nhưng vẫn bất lực trước nạn hàng giả, hàng nhái. Điển hình như Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng, dù đã chủ động thành lập Ban chống hàng giảtích cực phối hợp cùng cơ quan chức năng, nhưng vẫn luôn đau đầu vì vấn nạn hàng giả, hàng nhái.
Ông Nguyễn Thanh Hà, Phó phòng tiếp thị bán hàng, Công ty cổ phần cao su Sao Vàng cho biết: Hiện ngoài thịtrường đang có nạn xăm xe máy giả nhãn hiệu của chúng tôi. Tình trạng này hiện nay lam tràn rất nhiều ở các tỉnh. Chúng tôi đã có công văn gửi các cơ quan ban ngành chức năng nhằm ngăn chặn, hạn chế tình trạng này.
Theo thống kê của Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương), mỗi năm lực lượng này xử phạt hàng trăm nghìn vụ liên quan đến hàng giả, hàng nhái. Riêng quý 1 năm nay, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã xử lý trên 25.000 vụ với tổng số tiền phạt lên đến 70 tỷ đồng.
Dù đã triển khai nhiều biện pháp tích cực nhưng trên thực tế số vụ vi phạm sở hữu trí tuệ còn cao hơn nhiều. Thực trạng này có phần trách nhiệm của chính các doanh nghiệp trong nước, khi vẫn còn thờ ơ với quyền sở hữu trí tuệ, với biện pháp hữu hiệuđể doanh nghiệp có đủ căn cứ pháp lý bảo hộ quyền lợi của mình. Trong năm 2013, chỉ có khoảng 100 doanh nghiệp trong tổng số khoảng 3,5 triệu doanh nghiệp đề nghị thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Ông Nguyễn Thanh Hồng, Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng: Để chống hàng giả, hàng nháiđạt hiệu quả, bên cạnh việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của cả người sản xuất và người tiêu dùng thì yếu tố then chốt là doanh nghiệp phảiđăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Nếu doanh nghiệp không nhanh chóngđăng ký bảo vệ nhãn hiệu của mình khi xảy ra vi phạm quyền sở hữu trí tuệ sẽ khó đủ cơ sở pháp lý bảo hộ quyền của mình.
“Hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, liên tục diễn ra và có những diễn biến phức tạp, các cơquan thực thi luôn phải đối phó với tình trạng này bằng việc tăng cường các giải pháp để quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ. Đồng thời tăng cường công tác giữa các cơ quan thực thi và các doanh nghiệp chủ sở hữu quyềnđể qua đó có đầy đủ thông tin để xử lý được nhanh nhậy và chính xác. Tuy nhiên, doanh nghiệp nên nâng cao nhận thức của mình về giới hạn quyền của mình, cần có sự hiểu biết về tham gia quyền sở hữu trí tuệ”, ông Hồng nói.
Để đẩy lùi tệ nạn hàng giả, hàng nhái rất cần sự chủ động của các doanh nghiệp. Cùng với việc thường xuyên thay đổi thiết kế mẫu mã sản phẩm, hạ giá thành, doanh nghiệp cần chủ động đăng ký quyền sở hữu trí tuệ cho từng sản phẩm của mình, đồng thời quyết liệt phối hợp với các cơ quan chức năng để ngăn chặn và xử lý tận gốc hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ./.