Tin KHCN trong nước
Lau kính cao ốc an toàn hơn nhờ robot thông minh (25/03/2016)
-   +   A-   A+   In  
Hai học sinh trường THPT Gia Định (quận Bình Thạnh) vừa chế tạo ra robot có khả năng tự lau kính, giúp giảm bớt nguy hiểm cho những người công nhân đang ngày đêm "lơ lửng" giữa trời.

Các tòa nhà, cao ốc là một phần không thể thiếu trong quá trình đô thị hóa hiện nay. Cùng với đó là sự ra đời của một nghề hết sức nguy hiểm – công nhân lau kính cho các tòa nhà, văn phòng cao ốc. Để làm được nghề này, đòi hỏi công nhân phải có được sự tập trung cao độ. Thế nhưng, chỉ cần một sơ suất nhỏ cũng có thể trả giá bằng tính mạng, sức khỏe của mình.

Hiểu được vấn đề này, hai bạn học sinh Bùi Mạnh Giỏi và Nguyễn Văn Hưng, trường THPT Gia Định (quận Bình Thạnh) đã cùng nhau nghiên cứu, chế tạo ra sản phẩm robot lau kính thông minh, giúp người công nhân có thể dễ dàng hơn trong công việc. Sản phẩm đã đạt giải nhất trong cuộc thi Sáng tạo kỹ thuật dành cho học sinh THPT do Sở Giáo dục – Đào tạo TP.HCM tổ chức.

Chia sẻ về lý do thực hiện đề tài, Mạnh Giỏi cho biết: "Tình cờ, em có đọc được một bài báo viết về những người thợ bay, bất chấp tính mạng, đu lên những tòa nhà cao tầng để lau kính. Họ cũng chia sẻ về những khó khăn, vất vả khi làm việc dưới thời tiết nắng, gió... Từ đó, em nảy ra một suy nghĩ, là tại sao mình không thử làm một con robot thông minh, có thể thay thế, giúp đỡ những người công nhân này".

Hưng cho biết thêm: "Trước đó, em cũng đang nghiên cứu để chế tạo ra chiếc máy lau bảng tự động. Hai đứa chưa hề biết gì về đề tài của nhau. Trong một lần cùng tham dự cuộc thi do Thành đoàn tổ chức, thấy robot lau kính của Giỏi có những nét tương đồng với sản phẩm của mình, hai đứa bọn em không hẹn mà gặp, đã rủ nhau thực hiện chung đề tài này".

Được biết, robot lau kính có 5 bộ phần chính, bao gồm một bộ mạch điều khiển, một mô tơ cung cấp năng lượng, một cảm biến siêu âm, một động cơ gắn cảm biến vận tốc và ánh sáng cùng dây nối, bánh xe có ma sát cao để giữ khi đi trên kính

Máy cũng được trang bị dây phun nước có áp suất cao và một cây lau kính tương tự như dụng cụ sơn tường.

Sản phẩm robot lau kính thông minh.
Sản phẩm robot lau kính thông minh.

Khi hoạt động, con robot này sẽ được đặt ở góc trái tấm kính và di chuyển thẳng lên. Khi nào đi hết tấm kính, trục bánh xe sẽ xoay 180 độ sang bên phải và đi xuống, quá trình này được lặp đi lặp lại.

Mạnh Giỏi cho biết, do được lập trình một cách tự động theo cơ chế chính xáccao, cùng cảm biến thông minh, máy có thể hoạt động liên tục mà không cần phải điều khiển nhiều. Trong quá trình thử nghiệm, máy lau hết 1m2 kính chỉ trong khoảng thời gian 15 – 20 giây.

Chia sẻ về quá trình thực hiện đề tài, Văn Hưng cho biết, thời gian đầu, do chưa hình dung được cơ chế hoạt động cũng như cách di chuyển của robot trên tường, hai bạn đã mất khá nhiều thời gian giúp robot có thể bám trên tường cũng như viết thuật toán để có thể di chuyển robot như mong muốn.

"Ban đầu, bọn em tính trang bị cho robot 4 bánh xe ở mỗi bên, nhưng khi thử nghiệm, máy không thể xoay đầu để đi xuống được. Thay các bánh nhỏ hơn thì lại bị trượt, không thể đi trên tường. Riêng việc này cũng đã tốn hết gần cả tháng trời".

Không dừng lại ở đó, khi đi vào chế tạo bộ điều khiển, các bạn cũng gặp khá nhiều khó khăn do đây là kiến thức thuộc chương trình đại học. Do đó, ngoài việc nhờ thầy cô hỗ trợ, hai bạn đã phải mày mò tìm kiếm thêm ở các thư viện trong trường cũng như TP.

"Nói thì đơn giản, nhưng thực tế làm cảm thấy rất khó. Chỉ cần điều chỉnh 3 thông số thôi, 3 thông số đó có thể giúp robot đi thẳng, xoay và lên xuống... nhưng bọn em chưa có nhiều kinh nghiệm nên nhiều khi bị nhiễu giữa di chuyển chính xác và lập trình để xoay", Mạnh Giỏi cười chia sẻ.

Do được cấu tạo bởi những vật dụng tương đối rẻ tiền, nên chi phí để hoàn thiện một robot lau kính chỉ mất khoảng 2 triệu đồng. Hai bạn cho biết, trong thời gian tới, sẽ tập trung hoàn thiện, thay thế bộ mô tơ điện đểrobot có thể hoạt động trong thời gian dài thay vì chỉ 5 – 7 phút như hiện nay.

Nguồn: khampha.vn

Số lượt đọc: 4184

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong thu hồi protein từ nước rửa trong quá trình sản xuất surimi, chả cá tại các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất đối với các nhà máy chế biến nước mắm truyền thống trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Thành phố thông minh: Động lực đổi mới sáng tạo vì sự phát triển bền vững (15/10/2018)