Hợp tác quốc tế
Đẩy mạnh hợp hợp tác khoa học và công nghệ Việt - Đức (04/12/2015)
-   +   A-   A+   In  

Nhân kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức (1975- 2015), Hội thảo quốc tế nghiên cứu nước và phát triển bền vững trong hợp tác Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam- Đức đã được tổ chức.

Hội thảo do Bộ KH&CN phối hợp với Bộ Giáo dục và Nghiên cứu (BMBF) CHLB Đức tổ chức.

Hội thảo đã thu hút được đông đảo các nhà quản lý, các nhà khoa học ở các Bộ, ngành các Viện nghiên cứu trong và ngoài nước tham dự.

Việt Nam hiện đã xây dựng hơn 200 khu công nghiệp nhưng phần lớn các khu công nghiệp này đều chưa có giải pháp xử lý nước thải công nghiệp một cách bền vững. Hàng ngày, hơn một triệu mét khối nước thải được xả thải từ các khu công nghiệp và khoảng 75% trong số này không được xử lý, xả thải thẳng vào môi trường, gây nguy hại cho con người và sinh vật. Tính đến giữa năm 2011 chỉ có 143/232 khu công nghiệp trên toàn quốc có hệ thống xử lý nước thải, 30 khu công nghiệp đang trong quá trình xây dựng các trạm xử lý. Nước thải công nghiệp là nguyên nhân gây “chết” nhiều dòng sông như sông Nhuệ, sông Cầu ở miền Bắc, sông Đồng Nai ở miền Nam.

Hội thảo quốc tế nghiên cứu nước và phát triển bền vững trong hợp tác khoa học và công nghệ (KH&CN) Việt Nam- Đức

Quang cảnh Hội thảo quốc tế nghiên cứu nước và phát triển bền vững trong hợp tác khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam- Đức

Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc cho biết: Những dự án hợp tác của Việt Nam với CHLB Đức trong hai lĩnh vực nước và phát triển bền vững thời gian qua đã được triển khai bài bản và chặt chẽ. Tại hội thảo này, hai bên sẽ cùng bàn bạc, trao đổi để triển khai các dự án hợp tác trong nghiên cứu và phát triển khoa học. Hội thảo được tổ chức nhằm giới thiệu kết quả nổi bật của các dự án hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu nước và phát triển bền vững và đề xuất các hướng hợp tác trong thời gian tới.

Ông MinDirig Wilfried Kraus, Phó vụ trưởng Vụ phát triển bền vững, khí hậu và năng lượng BMBF cho biết, năm 1996, hai bộ thành lập tổ công tác liên bộ làm đầu mối cho quan hệ hợp tác giữa hai bên và năm 1997, hai bộ đã ký biên bản ghi nhớ về hợp tác nghiên cứu khoa học và đã triển khai nhiều chương trình dự án hợp tác rất có hiệu quả. Mới đây nhất, hai bên đã ký Hiệp định hợp tác KH&CN nhân chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang tới Đức.

Ông MinDirig Wilfried Kraus cho biết, nước Đức đã ban hành chiến lược phát triển bền vững, phát triển nền kinh tế xanh, thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo, giảm tỷ lệ sử dụng năng lượng hóa thạch tiến dần về không. Cùng với đó là các giải pháp nhằm tối ưu hóa sử dụng năng lượng, phát triển hài hòa, bảo đảm nguồn tài nguyên cho các thế hệ tương lai; các giải pháp phát triển đô thị bền vững. Chìa khóa cho phát triển bền vững chính là khoa học, kỹ thuật và công nghệ.

Hội thảo nằm trong khuôn khổ chuỗi các sự kiện hoạt động thiết thực kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa 2 nước. Trước đó, Ngày 01/12/2015 tổ chức hội thảo quốc tế tổng kết dự án “Nghiên cứu xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung cho các khu công nghiệp, điển hình khu công nghiệp Trà Nóc, Cần Thơ” (AKIZ) tại trường Đại học Quốc gia Hà Nội.

Kết hợp với Bộ Giáo dục và Nghiên cứu CHLB Đức (BMBF), Cơ quan trao đổi Hàn lâm Đức (DAAD) tại Hà Nội tổ chức ngày khoa học Đức (German Science Day), ngày 02/12/2015 tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Sự kiện này thu hút khoảng 120 khách mời bao gồm các chuyên gia Đức và các chuyên gia Việt Nam đã đang và sẽ có các dự án hợp tác nghiên cứu chung. Ngoài ra, sự kiện trên cũng thu hút hàng ngàn giảng viên và sinh viên tham dự. Tại đây cũng sẽ giới thiệu những kết quả nổi bật trong của các dự án hợp tác song phương với Đức trong thời gian qua, phía Đức sẽ giới thiệu một số chương trình tài trợ nghiên cứu;…

Nguồn: vietq.vn

Số lượt đọc: 4956

Về trang trước Về đầu trang