Tin KHCN trong nước
Sức mạnh công nghệ đem lại cho Doanh nghiệp vị trí dẫn đầu thị trường (01/10/2015)
-   +   A-   A+   In  

Đổi mới sáng tạo là mệnh lệnh đanh thép của giai đoạn hội nhập kinh tế hiện nay, Techmart 2015, với tinh thần mới,coi doanh nghiệp là nhân tố trung tâm của đổi mới sáng tạo, kể những câu chuyện thật rằng sức mạnh của công nghệ đã mang lại cho doanh nghiệp vị trí dẫn đầu thị trường, mang lại sự thành công trong kinh doanh và phát triển bền vững trong nền kinh tế.

Cũng tại đây, khu triển lãm “Doanh nghiệp và nông dân sáng tạo hội nhập” kể những câu chuyện thật rằng sức mạnh của công nghệ đã mang lại cho doanh nghiệp vị trí dẫn đầu thị trường (của ngành và lãnh vực), mang lại sự thành công trong kinh doanh và phát triển bền vững trong nền kinh tế.

 

Doanh nghiệp tiên phong ở khu vực này là những doanh nghiệp rất quen tên, nổi tiếng và chính họ đã chứng nghiệm, không đổi mới sáng tạo là chết. Trải qua những giai đoạn khó khăn, khủng hoảng từ thế giới cho đến kinh tế VN năm 2008, và cả hiện nay, khi Trung Quốc phá giá tiền tệ, kinh tế châu Âu đi xuống, sức mua của thị trường xuất khẩu suy giảm, ngay ngành công nghiệp xuất khẩu tôm là “dễ ăn” nhất cũng rơi vào khó khăn (ví dụ, công ty xuất khẩu thủy sản Minh Phú, xếp hạng thứ 23 thế giới về quy mô, song quý 2/2015 đã giảm doanh thu đến 25%, giảm lợi nhuận 129%, lần đầu tiên lỗ 17 tỷ so mức lời cùng ký là 200 tỷ). Trong khi đó, các công ty đi dầu về ứng dụng công nghệ mới vẫn đang phát triển bền vững.

 

Minh Long đã phát kiến ra công nghệ nung một lần khi cả thế giới chưa từng làm được. Với công nghệ này, Minh Long đang tăng doanh số nhanh và nhất là khi dòng sản phẩm mới là Ly’s Horeca, ứng dụng công nghệ nano xóa tan mọi vết bẩn trên chén đĩa không cần dùng chất tẩy rửa, mới chào đời hai năm nay đã sản xuất không đủ bán.

 

Thiên Long với trung tâm nghiên cứu Nano từ 2008 và hàng loạt công nghệ mới trong chế tạo mực mới, các loại văn phòng phẩm mới, đang nâng trình độ công nghệ của mình ngang tầm các nước tiến tiến như Nhật, Thụy Sỹ trong văn phòng phẩm, đang dẫn đầu thị phần Việt Nam, kể cả ở Myanmar, một thị trường mới khó tính.

 

Giấy Sài gòn đầu tư mạnh, sử dụng công nghệ mới và đang xuất khẩu hàng (nhiều loại giấy công nghiệp, cac-tông…) đi hơn 20 nước trên thế giới, đã gây ấn tượng mạnh với các nhà nhập khẩu khi dám bỏ ra mấy triệu USD để xây dựng hệ thống xử lý chất thải tiên tiến, thách thức mọi vấn nạn thường nêu ra cho ngành giấy về môi trường.

 

PNJ đầu tư công nghệ mới để kiên quyết giữ vững vị trí trong công nghiệp nữ trang ở VN, không ngại đương đầu với các thương hiệu nữ trang đã thành danh với công nghệ cao của thế giới như Ý, Thái… Yếu tố ráo riết xây dựng sức cạnh tranh bằng công nghệ, bên cạnh đầu tư cho thương hiệu và mạng lưới phân phối đang mang lại thành tưu lớn cho PNJ về danh tiếng, doanh thu và lơi nhuận.

 

Rạng Đông (bóng đèn phích nước Rạng Đông) nổi tiếng với dòng sản phẩm xanh vì môi trường hay dòng sản phẩm dành cho nông nghiệp bền vững, là đơn vị nêu gương về sự bền bỉ kết nối và phát huy lực lượng nghiên cứu chuyên nghiệp ở các viện, trường.

 

Trong khi đó, táo bạo, trẻ trung là Điện Quang với hàng trăm sản phẩm mới ra đời, bám sát nhu cầu thị trường và người tiêu dùng, với hệ thống quan lý ERP và các công cụ hiện đại khác, giữ vững được uy tín và sức cạnh tranh của sản phẩm.

 

Tôn Đông Á, xuất khẩu nhiều nước và nổi tiếng với công nghệ cao cấp, ít ai biết là sự thành công đến từ hệ thống quản lý nội bộ được xây dựng công phu và đầy quyết tâm.Namilux là doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng công nghệ Nhật và gây được tin cậy lâu bền với đối tác Nhật Bản nhờ thực hiện đúng chuẩn công nghệ, nghiêm nhặt về chất lượng, từ đó, hiện nay cũng là DN dẫn đầu thị trường bếp ga trong nước.

 

Còn cân Nhơn Hòa, từ chỗ bị cân Trung Quốc làm nhái, làm giả, đã sang đúng đất Trung Quốc xây dựng nhà máy, chiếm lĩnh thị trường Nam Trung Quốc và từ đó, tỏa hàng sang các nước Asean với công nghệ ngày càng cải tiến.

Đặc sắc nhất là tập hợp các doanh nghiệp nông nghiệp có ứng dụng công nghệ mới, công nghệ cao. Đó là những doanh nghiệp đam mê công nghệ, một số vị lãnh đạo là những người có tuổi đã suốt đời sống chết với công nghệ và truyền đời tình yêu đó cho con cháu, nhưng đông đảo và nổi bật hơn là môt lớp trẻ thực sự yêu công nghệ, táo bạo mở ra cho nông nghiệp và kinh doanh nông sản những con đường mới mà thế hệ trước ngần ngại hay chưa dám đi.

 

Đó là Huỳnh Quang Vinh chàng thạc sỹ nông học từ Đức về, phát kiến nhiều dòng sản phẩm mới, tự xây dựng tiêu chí làm nông sản sạch rồi lặn lội các vùng sâu vùng xa, dạy cho nông dân làm đúng quy trình nông sản sạch để bán cho nhà máy Antesco của anh. Đó là Võ Minh Tấn, Việt Kiều Mỹ, đang say sưa thâm dụng các tính năng của nông sản qua chế biến gạo, thực phẩm, dược phẩm và xây dựng luôn siêu thị bán nông sản Việt cho công ty ADC Cần Thơ, ở Mỹ. Đó là doanh nghiệp trẻ Bến Tre Rượu Phú Lễ ,Trần Anh Thuy đã dám xông vào ngành kinh doanh nhiều hạn chế là…rượu, tự mình quyết ứng dụng các công nghệ làm cho rượu ít độc hơn, ngon hơn và lại tổ chức được cả một làng mấy trăm hộ nông dân làm đối tác cùng cấp nguyên liệu đúng chuẩn cho anh. Đó là anh nông dân trẻ măng (mà vẻ mặt đăm chiêu, già trước tuổi) Phạm Minh Thiện CEO của doanh nghiệp tư nhân Cỏ may Đồng Tháp, luôn tâm niệm một sứ mệnh tự đặt lên vai mình là “cất cái gánh nặng đè đầu, trĩu vai người nông dân trồng lúa” bằng cách đi tìm hàng loạt công thức chế biến, mở các phòng thí nghiệm hóa, sinh, dược… để thử chế biến với công nghệ mới và sạch, giá trị gia tăng cao cho rơm rạ, cám gạo, trấu.

 

Cùng quan tâm thân phận cơ cực của người trồng lúa, tiến sỹ anh hùng lao động Hồ Quang Cua rời vị trí phó giám đốc Sở nông nghiệp PTNT tỉnh Sóc Trăng đi nghiên cứu lai tạo các giống lúa thơm, dựng được một nhóm chuyên gia lành nghề, đưa ra thị trường các loại gạo ST nổi tiếng giúp hàng vạn hộ nông dân mưu sinh.

 

Còn với Hà Huy Thắng, Tổng giám đốc công ty kinh doanh hồ tiêu (CT XNK Petrolimex) thì anh không ngại đi một đường vòng thật xa nhưng nghĩ lại, có thể là mô hình đúng cho nhiều loại nông sản Việt khác: xuất hồ tiêu thô qua Mỹ, thu nhiều tiền về xây vùng nguyên liệu kế đó ứng dụng công nghệ sinh học nâng chất lượng tiêu và xây nhà máy, dựng thị trường để trở thành hồ tiêu thương hiệu Pitco có tiếng được tin cậy , bền vững trong kinh doanh.

 

Thị trường Mỹ xa nhưng xem ra không cam go bằng thị trường Trung Quốc và doanh nhân Nguyễn Lâm Viên đã cam kết từ đầu với công nghệ luôn cải tiến, vùng nguyên liệu được mở rộng, xây dựng hẵn công ty phân phối lớn để chiếm lĩnh các siêu thị TQ bằng con đường xuất khẩu chính ngạch, con đường phát triển bền vững trong giao thương với TQ.

 

Các Doanh nghiệp tham gia Techmart 2014

 

Cũng lại với thị trường nước ngoài, nước Úc, anh Đặng quốc Tuấn, Phó Tổng giám đốc điều hành tập đoàn tôm giống Việt Úc (xếp hàng thứ tư thế giới trong ngành kinh doanh này) lại đưa tất cả vốn liếng và công nghệ cao về với quê nhà Bạc Liêu, thách thức mọi khó khăn để trụ vững. Còn Mimosa Tech lại là một công ty dùng IT để hỗ trợ cho nông nghiệp chính xác, mở ra triển vọng rất gần cho quản trị sản xuất kinh doanh nông sản kiểu mới.

 

Đại điện cho Viên, trường, ICDREC tức Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo thiết kế vi mạch thuộc Đại học Quốc gia TPHCM là điển hình thương mại hóa thành công những sản phẩm nghiên cứu củaViện trường. Tháng 6/2015, ICDREC đã ký hợp đồng gia công chip cho Công ty CM Engineering Nhật Bản, một đối tác khó tính. Trước đó, ICDREC đã nghiên cứu và chuyển giao thành công nhiều sản phẩm khác nhau cho các đối tác khác nhau tại Việt Nam như ENV, Tân Cảng, Saigontrac.

 

Phòng nghiên cứu Tế bào gốc: báo cáo của WB về Năng lực Đổi mới sáng tạo của quốc gia năm 2014 công nhận y sinh là một lĩnh vực Việt Nam đạt được nhiều thành tựu. Tuy nhiên, cộng đồng trong nước ít biết đến thành tựu này. Phòng Thí nghiệm nghiên cứu và ứng dụng Tế bào gốc thuộc Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG TP.HCM có nhiều sản phẩm nghiên cứu về tế bào gốc, đã chuyển giao thành công cho Cty TNHH Thế giới Gen đưa ra thị trường góp phần chăm sóc sức khỏe, làm đẹp hay chống lại bệnh ung thư...

 

Đại học Bách Khoa TPHCM tham gia các dự án:  Lò đốt khí hóa sinh khối.  Hệ thống điện mặt trời hoạt động độc lập. Máy bán hàng dùng công nghệ di động. Máy làm phở.  Máy sấy cà phê bằng năng lượng mặt trời. Xe điện chạy bằng năng lượng mặt trời.

Các dự án của thanh niên nông thôn khởi nghiệp, có ứng dụng công nghệ như Trồng và phát triển vườn nho xanh Ninh Thuận trên đất phèn nhiễm mặn của 3 bạn trẻ ở Ninh Thuận cùng đam mê công nghệ, biết kỹ thuật trồng nho Vietgap và xử lý tốt vùng đất phèn nhiễm mặn trồng nho và đã trồng thành công một loại nho “khác biệt”. Họ lập dự án” Cung cấp nho xanh tươi an toàn và dịch vụ thu mua nho”, đã ký hợp đồng phân phối nho ở Hà Nội và TPHCM.

 

Còn dự án trồng và chế biến trà Măng tây, đã đạt diện tích gần 4 ha.Các bạn trẻ đã tự chế biến máysấy, cắt, xay trà, làm túi lọc… Công ty  CP Chứng Nhận GLOBALCERT Đà Nẵng vừa chứng nhận Sản xuất rau sạch theo hướng VIETGAP.

 

Rất lãng mạn là tên của dự án Hồng sấy gió ở Trạm Hành Thành phố Đà Lạt.Tổ chức Jica của Nhật đã chuyển giao công nghệ này. Họ chọn nơi cao nhất làmnhà kính, tạo máy gọt nhẹ vỏ hồng, tận dụng gió trời sấy hồng tươi để trái hồng khổ đều, giữ màu đẹp.

 

Dự án sản xuất phân hữu cơ vi sinh kết hợp với nuôi trùn quế từ bùn thải ao nuôi tôm thẻ chân trắng đưa ra một giải pháp công nghệ toàn diện, vừa giải quyết ô nhiễm do bùn thải thủy sản gây ra, vừa mang lại giá trị kinh tế cao. Sáng kiến đã được Công ty Cổ phần Khoa học Công nghệ Petech đầu tư phát triển, dự tính mở rộng sang Cần Giờ (TPHCM) và Quảng Ngãi. Kỳ vọng dự án là phát triển nuôi tôm, không ô nhiễm còn gia tăng giá trị từ nuôi trùn quế trên bùn thải này.

Nguồn: truyenthongkhoahoc.vn

Số lượt đọc: 8509

Về trang trước Về đầu trang