Tiêu chuẩn ĐLCL
Tiêu chuẩn ISO 5060 góp phần đảm bảo chất lượng dịch thuật viên (07/12/2024)
-   +   A-   A+   In  

Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO), đã công bố một tiêu chuẩn mới về đánh chất lượng dịch thuật viên thông qua nhiều tiêu chí khác nhau.

Tiêu chuẩn ISO 5060 do Ủy ban kỹ thuật ISO/TC 37/SC 5 về biên dịch, phiên dịch và công nghệ liên quan thực hiện và xây dựng, có sự tham dự, đóng góp ý kiến của nhiều chuyên gia về biên dịch và đánh giá chất lượng, được biết, các chuyên gia đến từ 30 quốc gia khác nhau để điều chỉnh phù hợp với các ngôn ngữ được dịch thuật thông dụng hiện nay trên thế giới để thống nhất tạo ra tiêu chuẩn này.

Tiêu chuẩn này được hy vọng sẽ đem đến nhiều tín hiệu tích cực cho các công ty, doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch thuật ở nhiều mặt khác nhau, đặc biệt trong hoạt động dịch thuật đang được quan tâm nhiều như hiện nay sẽ có sự cải thiện chất lượng đảng kể. Tiêu chuẩn tạo ra một mẫu tiêu chí đánh giá chung, chuẩn mực để nhiều bên có thể dựa vào tham khảo, áp dụng. Ngoài ra, các nhà cung cấp dịch vụ ngôn ngữ (LSP) và những bên khác cần coi việc tuân thủ các tiêu chuẩn ISO là một lợi thế cạnh tranh, cho phép họ định vị mình trong số những công ty hàng đầu trong ngành dịch thuật.

Tiêu chuẩn ISO 5060 đánh giá chất lượng của dịch thuật viên

Đối tượng áp dụng tiêu chuẩn này là các nhà cung cấp dịch vụ dịch thuật, bao gồm các biên dịch viên cá nhân, công ty dịch thuật hoặc dịch vụ dịch thuật nội bộ, khách hàng của họ và các bên quan tâm khác trong lĩnh vực dịch thuật, chẳng hạn như các tổ chức đào tạo và giáo dục biên dịch viên. Nhằm mục đích cung cấp hướng dẫn để con người đánh giá đầu ra của bản dịch, ISO 5060 có thể được áp dụng cho các quy trình làm việc liên quan đến cả bản dịch của con người và máy có hoặc không có biên tập sau đó.

Một điểm mới trong tiêu chuẩn này, là được xây dựng dựa trên phương pháp phân tích liên quan đến quy trình kiểm tra lỗi song ngữ cho cản bản dịch nguồn và bản dịch đầu ra dựa trên các thông số kỹ thuật đánh giá, từ đó nhằm đảm bảo chất lượng bản dịch chuẩn nhất. Ngoài ra, các lỗi sai, các sự sai lệch trong văn bản dịch sẽ được chỉnh sửa trong giới hạn cho phép, và ngoài ra là có sự đánh giá khách quan từ nhiều bên được dựa trên tiêu chí đánh giả chuẩn mực đảm bảo kết quả giữa hai bản dịch không có sự chênh lệch nhiều.

Bản tiêu chuẩn cũng được xây dựng chỉnh sửa lỗi dựa trên các lỗi được cài đặt sẵn như: Thuật ngữ; Sự chính xác; Các quy ước ngôn ngữ; Phong cách; Quy ước địa phương; Sự phù hợp của đối tượng; Thiết kế và đánh dấu. Mỗi danh mục lỗi trên sẽ bao gồm nhiều mục lỗi nhỏ hơn để dễ dàng đánh giá thành 03 cấp độ: Lỗi nghiêm trọng, lỗi sai ở mức vừa phải và lỗi sai ở mức độ nhẹ.

Ngoài ra, tiêu chuẩn này đánh giá được khả năng của người dịch thuật thông qua các khía cạnh: hiểu biết về ngôn ngữ nguồn, thông thạo ngôn ngữ đích, khả năng văn hóa, kiến ​​thức về lĩnh vực này cũng như các bằng cấp chính thức, cùng nhiều khía cạnh khác.

 

Nguồn: vietq.vn

Số lượt đọc: 213

Về trang trước Về đầu trang