Tiêu chuẩn ĐLCL
Nâng cao công tác tiêu chuẩn đo lường chất lượng trong ngành văn hóa, thể thao và du lịch (28/11/2024)
-   +   A-   A+   In  

Ngày 27/11, Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia đã có buổi làm việc với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về xây dựng kế hoạch hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng năm 2025.

Tham dự buổi làm việc, về phía Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL) Quốc gia có TS. Hà Minh Hiệp – Quyền Chủ tịch Ủy ban, ông Trần Đức Thắng – Trưởng Ban Ban Kế hoạch - Tài chính cùng đại diện là lãnh đạo và chuyên viên các đơn vị trực thuộc Ủy ban.

Về phía Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có bà Đinh Nguyễn Phương Thảo - Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường cùng đại diện các đơn vị, cá nhân thuộc Vụ.

Tại buổi làm việc, bà Đinh Nguyễn Phương Thảo - Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường, Bộ VHTT&DL đã trình bày sơ bộ về kết quả thực hiện kế hoạch tiêu chuẩn đo lường chất lượng năm 2023, ước thực hiện năm 2024 và kế hoạch thực hiện năm 2025.

Bà Đinh Nguyễn Phương Thảo - Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ VHTT&DL trình bày tại buổi làm việc.

Theo đó, trong năm 2023, Bộ VHTT&DL đã trình công bố 22 TCVN thuộc lĩnh vực Văn hóa và Thể dục thể thao (Phụ lục 1); Trong quá trình triển khai thực hiện, Bộ VHTT&DL đề nghị được điều chỉnh, lùi thời gian công bố 13 TCVN sang năm 2024. Ngày 06/5/2024, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định số 771/QĐ-BKHCN về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia đợt 1 năm 2024.

Ước tính thực hiện năm 2024, đối với các nhiệm vụ bắt đầu thực hiện từ năm 2023 và nhiệm vụ gia hạn cuối năm 2024: Trình công bố 04 TCVN thuộc lĩnh vực Thể dục thể thao (Phụ lục 2); Theo dõi tiến độ thực hiện triển khai đối với 06 dự án xây dựng QCVN/06 QCVN thuộc lĩnh vực Thể dục thể thao; 19 dự án xây dựng TCVN/32 TCVN thuộc các lĩnh vực Văn hóa (Thư viện; Di sản văn hóa; Âm nhạc), Thể dục thể thao, Du lịch, trong đó 04 dự án xây dựng TCVN/05 TCVN thuộc các lĩnh vực Thư viện, Di sản văn hóa và Du lịch đang tiến hành chỉnh sửa theo ý kiến của Hội đồng thẩm định để trình công bố;

01 dự án xây dựng TCVN/ 01 TCVN thuộc lĩnh vực Di sản văn hóa bắt đầu triển khai thực hiện từ năm 2023 và dự kiến hoàn thiện hồ sơ đề nghị tổ chức Hội đồng thẩm định trong năm 2024 (Quyết định số 3685/QĐ-BVHTTDL ngày 28/12/2022)(Phụ lục 3).

Đối với nhiệm vụ bắt đầu thực hiện từ năm 2024: Triển khai các nhiệm vụ đảm bảo theo đúng tiến độ đã quy định gồm 06 dự án xây dựng TCVN/ 06 TCVN thuộc các lĩnh vực Di sản văn hóa, Thể thao và Du lịch (Quyết định số 4098/QĐ-BVHTTDL ngày 28/12/2023).

Nhìn chung, việc đề xuất xây dựng TCVN chấp nhận hệ thống tiêu chuẩn quốc tế (ISO), tham khảo hệ thống tiêu chuẩn khu vực (BS EN) tương ứng; tham khảo các công trình nghiên cứu khoa học, các giáo trình giảng dạy đối với những đối tượng áp dụng phương thức xây dựng mới.

Ngoài ra, việc xác định đối tượng tiêu chuẩn hóa được tiến hành nghiêm túc thông qua hình thức lấy ý kiến các chuyên gia nhằm xét chọn dự án xây dựng Tiêu chuẩn quốc gia theo nhóm lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ VHTT&DL, trước khi gửi đăng ký kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia theo thông báo của Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia.

Trong quá trình thực hiện dự án xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, các đơn vị thuộc Bộ VHTT&DL gặp vướng mắc giữa việc áp dụng nội dung và định mức chi quy định tại Thông tư số 27/2020/TT-BTC ngày 17/4/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật với nội dung và tại Thông tư số 13/2022/TTBKHCN ngày 15/09/2022 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định định mức kinh tế - kỹ thuật cho nhóm dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước đối với hoạt động tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và hoạt động Giải thưởng Chất lượng Quốc gia.

Kết quả áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001, tính đến hết năm 2022, 09/12 cơ quan, đơn vị đã hoàn thành việc chuyển áp dụng HTQLCL theo phiên bản TCVN ISO 9001:2015, 03/12 đơn vị gồm Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, Cục Thể dục thể thao, Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam chưa thực hiện việc áp dụng HTQLCL theo phiên bản TCVN ISO 9001:2015 do cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ đang có sự thay đổi, điều chỉnh, sắp xếp lại.

Về hoạt động đánh giá phù hợp, công tác quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hóa trong sản xuất, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường, đối với lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, trước năm 2016, Cục Nghệ thuật biểu diễn có cấp nhãn kiểm soát bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu. Tuy nhiên, từ năm 2016, Nghị định số 15/2016/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05/10/2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu ban hành ngày 15/3/2016. Theo đó, nhãn kiểm soát do tổ chức sản xuất, lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình in và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Đối với lĩnh vực điện ảnh, phim phát hành phải được cấp giấy phép phổ biến phim của cơ quan có thẩm quyền về điện ảnh; băng đĩa, đĩa phim phải được dán nhãn kiểm soát của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Số lượng nhãn kiểm soát phát hành năm 2018 là 10.000 nhãn kiểm soát thương mại, 40 nhãn kiểm soát phi thương mại. Thực tế từ năm 2019 đến nay, do sự phát triển của khoa học công nghệ, băng và đĩa không còn là vật liệu chủ yếu chứa đựng nội dung như trước, Cục Điện ảnh không nhận được đề nghị cấp và dán nhãn kiểm soát băng, đĩa phim.

Trong năm 2023, Bộ VHTT&DL triển khai 60 đoàn thanh tra chuyên ngành đối với 21 cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao, du lịch và trên 300 tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

Trong công tác quản lý nhà nước về đo lường, Bộ VHTT&DL đã trao đổi với Vụ Đo lường (Uỷ ban TCĐLCL Quốc gia) về việc triển khai các nhiệm vụ thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc thực hiện các quy định pháp luật về đo lường.

Toàn cảnh buổi làm việc.

Trong lĩnh vực thể dục thể thao, các ban tổ chức giải luôn tuân thủ quy định của pháp luật đối với công tác kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo sau: Phương tiện đo độ dài, chiều cao (Thước mét); Phương tiện đo ánh sáng (máy đo Lux kế); Máy đo khoảng cách bằng laze; Thước đo tốc độ; Máy đo khả năng có sét; Đồng hồ bấm giờ bằng tay (100 lap); Đồng hồ đo tần số; Camera ghi hình đích; Hệ thống xuất phát điện tử tự động (hộp phát lệnh, hệ thống loa và đèn tín hiệu giao thông, hệ thống phần cứng, phần mềm xử lý dữ liệu và bộ phát nhận tín hiệu Bluetooth…);

Cân điện tử, cân chuyên dụng; Phương tiện đo hướng gió, tốc độ gió; Đồng hồ: bấm giờ bằng tay (100 lap), điện tử; Hệ thống điện tử (gồm máy phát lệnh, bục xuất phát, bảng chạm, bảng điện tử, hệ thống phần cứng, phần mềm xử lý dữ liệu...); Phương tiện đo nhiệt độ nước bể bơi; Thiết bị đo độ PH nước bể bơi; Phương tiện đo nồng độ cồn trọng tài; Phương tiện đo độ xoáy; Đồng hồ điện tử (đồng hồ chuyên dụng cho môn Cờ); Thước đo chiều dài Fiber tape dài 30m 2 side blade nhựa; Thước đo chiều cao, dải đo 900-2000mm; Thước đo bật cao tại chỗ…

Phía Bộ VHTT&DL cũng đề nghị Ủy ban TCĐLCL Quốc gia rà soát việc áp dụng nội dung và định mức chi quy định tại Thông tư số 27/2020/TT-BTC ngày 17/4/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật và tại Thông tư số 13/2022/TT-BKHCN ngày 15/09/2022 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định định mức kinh tế - kỹ thuật cho nhóm dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước đối với hoạt động tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và hoạt động giải thưởng chất lượng quốc gia nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các Bộ, ngành trong công tác xây dựng TCVN/ QCVN.

Để nâng cao năng lực triển khai thực hiện áp dụng hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001:2015 cho cán bộ phụ trách công tác ISO, đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ hàng năm mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao về HTQLCL cho công chức phụ trách ISO tại các Bộ, ngành.

Để nâng cao nhận thức về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đo lường, đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ hàng năm mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao về công tác đo lường cho cán bộ tham gia hoạt động đo lường tại các Bộ, ngành.

Trong khuôn khổ buổi làm việc, Quyền Chủ tịch Ủy ban Hà Minh Hiệp cho biết, về cơ bản Bộ VHTT&DL đã có sự phối hợp tốt với Ủy ban trong công tác xây dựng, triển khai các văn bản QPPL; xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; quản lý nhà nước về đo lường; triển khai áp dụng TCVN ISO 9001; công tác đánh giá sự phù hợp, quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; công tác TBT.

Theo TS. Hiệp, đối với đề xuất phối hợp giữa Bộ VHTT&DL và Ủy ban, về cơ bản Ủy ban nhất trí đề xuất về việc phối hợp triển khai thực hiện các nội dung liên quan lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng.

 

Nguồn: vietq.vn

Số lượt đọc: 137

Về trang trước Về đầu trang