Tiêu chuẩn ĐLCL
Nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (21/02/2024)
-   +   A-   A+   In  

Để đảm bảo tăng trưởng bền vững, các quốc gia phải liên tục đổi mới và nâng cấp để tăng năng suất. Con đường tăng năng suất có thể đạt được thông qua đổi mới.

Ở mỗi quốc gia đều luôn luôn diễn ra sự tìm kiếm để gia tăng sự thịnh vượng. Những yếu tố như vị trí địa lý, nguồn cung lao động, nguồn tài nguyên thiên nhiên mặc dù rất quan trọng nhưng không đủ để tạo ra sự thịnh vượng cho một quốc gia, mà cần dựa trên khả năng cạnh tranh và khả năng đổi mới, nâng cấp của các ngành công nghiệp. Để đảm bảo tăng trưởng bền vững, các quốc gia phải liên tục đổi mới và nâng cấp để tăng năng suất. Con đường tăng năng suất có thể đạt được thông qua đổi mới.

Tại Việt Nam, tăng trưởng dựa vào vốn, tài nguyên, lao động trong bối cảnh tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị thu hẹp đã trở nên không còn phù hợp. Chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng dựa vào phát triển năng suất dựa trên đổi mới sáng tạo chính là yếu tố giúp tăng trưởng kinh tế một cách bền vững.

Để thúc đẩy tăng năng suất dựa trên đổi mới sáng tạo, ngày 11/01/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 36/QĐ-TTg Ban hành Kế hoạch tổng thể nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2030. Theo đó, đưa ra các mục tiêu cụ thể lần lượt cho giai đoạn đến năm 2025 và 2030 là: Góp phần đạt mục tiêu tăng năng suất lao động bình quân trên 7%/năm và 7.5%/năm; Góp phần đạt mục tiêu đóng góp của khoa học công nghệ thông qua TFP khoảng 45% và 50% vào tăng trưởng kinh tế; 12-15 tỉnh, thành phố và 30 đến 35 tỉnh, thành phố hoàn thành việc xây dựng và triển khai kế hoạch nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; 3-5 và 5-7 tập đoàn, tổng công ty triển khai xây dựng và thực hiện kế hoạch năng suất; Tối thiểu 300 và 500 doanh nghiệp nhỏ và vừa của các tỉnh, thành phố triển khai các dự án điểm về cải tiến năng suất, thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nâng cao năng suất; Hình thành các câu lạc bộ cải tiến năng suất cho sinh viên tại 10 và 20 trường đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Khoa học công nghệ thúc đẩy nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm. Ảnh minh họa.

Quyết định cũng đã cụ thể hóa các nhiệm vụ và giải pháp về: Hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy năng suất dựa trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; Phát triển hoạt động nghiên cứu, tư vấn, đào tạo và các tổ chức hỗ trợ hoạt động năng suất; Đẩy mạnh việc áp dụng hệ thống quản lý, mô hình, công cụ nâng cao năng suất trong doanh nghiệp; Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, tuyên truyền về năng suất; Tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế.

Bộ Khoa học và Công nghệ được Chính phủ giao là cơ quan đầu mối theo dõi việc thực hiện Quyết định này. Tổ chức Diễn đàn Năng suất Quốc gia với sự tham gia của các nhà hoạch định chính sách, chuyên gia năng suất, các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp trong nước và quốc tế là một trong những nhiệm vụ được đề cập tại Quyết định này.

Chương trình 1322 đồng hành cùng sự phát triển của doanh nghiệp

Như vậy, để thích ứng và tăng khả năng cạnh tranh trong bối cảnh mới, các doanh nghiệp cần tận dụng tối đa sự hỗ trợ của Nhà nước trong nâng cao năng suất, chất lượng và đổi mới sáng tạo. Đồng thời, cần triển khai các nhóm giải pháp đổi mới, sáng tạo trong quá trình sản xuất, kinh doanh, bao gồm toàn bộ các giai đoạn từ khâu thiết kế sản phẩm, cung ứng nguyên, phụ liệu, sản xuất, xuất khẩu và marketting đến đổi mới phương thức, mô hình quản trị, đổi mới cách tiếp cận đến các giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng cho phù hợp với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

Gắn nâng cao năng suất, chất lượng với đổi mới sáng tạo

Đổi mới sáng tạo, thúc đẩy nâng cao năng suất là rất cần thiết để giúp các doanh nghiệp đón đầu công nghệ mới, đưa cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 thành cơ hội đổi mới cho doanh nghiệp khi việc ứng dụng các công nghệ thông tin và tự động hóa các quá trình kinh doanh hiện nay vẫn còn hạn chế ở hầu hết các doanh nghiệp hiện nay.

Đổi mới sáng tạo gắn với nâng cao năng suất chất lượng giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh mới, tạo ra thị trường mới, thu hút các nguồn lực tài trợ của các đối tác, sử dụng hiệu quả nguồn lực, giảm lãng phí, nâng cao uy tín của doanh nghiệp. Do đó, việc triển khai các giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng gắn với đổi mới sáng tạo là yêu cầu cấp thiết đối với doanh nghiệp hiện nay.

Để hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng gắn với đổi mới sáng tạo, cơ quan quản lý nhà nước cần thống nhất quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; có sự phân công, phân cấp, phối hợp giữa các ngành, các cấp trung ương và địa phương trong bối cảnh mới nhằm thúc đẩy phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia. Đồng thời, cần hoàn thiện, đổi mới cơ chế, chính sách về đổi mới sáng tạo, khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện các hoạt động đổi mới sáng tạo, huy động tối đa nguồn lực xã hội đầu tư cho lĩnh vực này...

Về phía doanh nghiệp, cần nhận thức tầm quan trọng của hoạt động đổi mới, sáng tạo gắn với nâng cao năng suất, chất lượng đối với sự tồn tại, tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp cần tìm hiểu, nghiên cứu về tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, năng lực sáng tạo, bổ sung hoạt động đào tạo để phát triển nguồn nhân lực cho tương lai. Trong bối cảnh mới, để doanh nghiệp có thể đổi mới sáng tạo, rất cần nguồn nhân lực chất lượng cao không chỉ giỏi về kỹ năng nghề mà cần có các kỹ năng mềm và hiểu biết về các công cụ năng suất, góp phần tạo ra nhiều ý tưởng, công nghệ và thương mại hóa công nghệ.

Doanh nghiệp cũng cần chủ động nắm bắt các tín hiệu của thị trường, năng động và sáng tạo, hiểu rõ được tầm quan trọng của chuỗi giá trị sản phẩm. Từ đó, chủ động thu hút, huy động sự tham gia của các viện nghiên cứu, trường đại học, tổ chức tín dụng để hình thành sự liên kết chặt chẽ, hiệu quả hướng đến tạo ra và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa thiết thực, có sức cạnh tranh cao trên thị trường.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần tăng cường mở rộng các mối quan hệ mạng lưới để tiếp cận các nguồn lực tri thức từ bên ngoài trong việc chuyển giao công nghệ. Bản thân chủ doanh nghiệp cần nâng cao trình độ chuyên môn để có thể hấp thu những kiến thức mới từ môi trường bên ngoài, từ đó có giải pháp, định hướng tăng cường năng lực nội tại của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế...

Luôn luôn có một cuộc tìm kiếm để tạo ra và gia tăng sự thịnh vượng. Các quốc gia, khu vực và tổ chức đều đang nỗ lực đạt được những tiến bộ kinh tế nhanh chóng và tăng cường sự thịnh vượng. Bằng chứng từ khắp nơi trên thế giới cho thấy rằng sự thịnh vượng này không nhất thiết phải được kế thừa thông qua các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực sẵn có mà một quốc gia có thể sở hữu. Các yếu tố như vị trí địa lý, nguồn cung lao động, lãi suất và nguồn tài nguyên thiên nhiên, mặc dù rất quan trọng nhưng không đủ để tạo ra sự thịnh vượng cho một quốc gia. Sự thịnh vượng của quốc gia được tạo ra và kế thừa. Nó dựa trên khả năng cạnh tranh của đất nước và khả năng đổi mới và nâng cấp của các ngành công nghiệp. Để đảm bảo tăng trưởng bền vững, các quốc gia phải liên tục đổi mới và nâng cấp để tăng năng suất.

Con đường tăng năng suất có thể đạt được thông qua đổi mới. Thúc đẩy sự đổi mới đã trở thành nhu cầu cấp thiết. Trong khi hầu hết các quốc gia đều nhận ra sự cần thiết và tầm quan trọng của đổi mới, sự hiểu biết này không dễ dàng chuyển thành thực tiễn đổi mới và tăng trưởng thành công. Nghiên cứu hiện tại dựa trên tiền đề rằng năng suất nhờ đổi mới có thể đạt được mức tăng trưởng cao hơn, tạo ra sự thịnh vượng được duy trì theo thời gian. Những lợi ích thu được thông qua đầu tư vào đổi mới có khả năng tạo ra sự phát triển hứa hẹn mang lại lợi ích xã hội. Cơ chế tổng thể nhằm thúc đẩy năng suất nhờ đổi mới trong trường hợp xóa đói giảm nghèo là một ví dụ như vậy. Tăng trưởng năng suất nhờ đổi mới mang lại sự hiểu biết về vai trò của đổi mới trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nó cung cấp cái nhìn sâu sắc về việc cải thiện khả năng cạnh tranh thông qua đổi mới, từ đó tạo điều kiện nâng cao năng suất. Do đó, các quốc gia như Singapore và Hàn Quốc có thể đạt được mức tăng trưởng với tốc độ ấn tượng và cung cấp mức sống cao mà các quốc gia đang phát triển khác, bao gồm Campuchia và Bangladesh, cố gắng đạt được. Để tạo điều kiện thuận lợi cho đổi mới, nhà nước phải tập trung vào nguồn nhân lực, thúc đẩy R&D và hỗ trợ đổi mới trong tất cả các giai đoạn từ khi thành lập đến khi sử dụng và thương mại hóa. Việc cung cấp các biện pháp bảo vệ pháp lý được tăng dần để đảm bảo rằng sự đổi mới diễn ra một cách nhất quán và hợp pháp. Để đảm bảo một hệ thống mạnh mẽ nhằm thúc đẩy đổi mới và phân bổ hỗ trợ pháp lý và tài chính khi cần thiết, các quốc gia có thể khai thác mức tăng trưởng theo cấp số nhân và đảm bảo lợi thế cạnh tranh của mình trên thị trường quốc tế.

Nguồn: vietq.vn

Số lượt đọc: 787

Về trang trước Về đầu trang