Tin KHCN nước ngoài
Sử dụng ánh nắng mặt trời để biến đất Mặt trăng thành đường trải nhựa (27/10/2023)
-   +   A-   A+   In  
Trong vòng hai năm tới, con người có thể nhảy trên Mặt trăng. Đó là mục tiêu Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đề ra vì NASA đang có kế hoạch đưa người phụ nữ đầu tiên và người da màu đầu tiên lên Mặt trăng, hướng đến mục tiêu đầy tham vọng là xây dựng căn cứ trên Mặt trăng cho các phi hành gia sống và làm việc vào những năm 2030.

Tuy nhiên, nếu muốn có sự xuất hiện thường xuyên của con người trên Mặt trăng, thì việc di chuyển ở trên đó phải dễ dàng và không có mối đe dọa phá hủy thiết bị do địa hình bụi bặm trên Mặt trăng gây ra. Vì thế, nghiên cứu mới về khả năng làm đường cao tốc và bãi đáp trên Mặt trăng có thể làm thay đổi cuộc chơi.

Các nhà khoa học Trái đất đã nghĩ ra cách sử dụng ánh nắng mặt trời để làm tan chảy đất Mặt trăng thành chất rắn hơn giống như những con đường trải nhựa. Bước đột phá công nghệ này rất quan trọng vì bụi Mặt trăng gây ra đủ loại rắc rối cho các tàu thám hiểm Mặt trăng chẳng hạn như làm tắc và hỏng các thiết bị. Sự cố xảy ra là do thiếu trọng lực có nghĩa là các hạt nhỏ sẽ trôi nổi xung quanh khi bị xáo trộn. Do đó, việc tìm cách giảm thiểu tình trạng này mà không tốn chi phí vận chuyển vật liệu xây dựng từ Trái đất, sẽ mang lại lợi ích to lớn cho NASA.

Để kiểm tra khía cạnh lý thuyết, các nhà nghiên cứu tại Đại học Aalen ở Đức đã tiến hành thí nghiệm trên Mặt trăng chất thay thế đất do Cơ quan Vũ trụ châu Âu tạo ra. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng tia laser cacbon dioxit để làm tan chảy chất thay thế đất nhằm mô phỏng cách hóa lỏng bụi Mặt trăng bằng bức xạ mặt trời để biến nó thành chất rắn, phân lớp. Mặc dù các thí nghiệm được thực hiện trên Mặt đất nhưng các nhà khoa học cho rằng kỹ thuật tiềm năng này có thể được nhân rộng trên Mặt trăng. Tuy nhiên, vẫn cần nghiên cứu thêm để hoàn thiện quy trình.

Các nhà khoa học đã thử nghiệm với những chùm tia laser có cường độ và kích thước khác nhau nhằm tạo ra loại vật liệu chắc chắn nhất có thể chịu lực tác động khi các phương tiện trên Mặt trăng di chuyển. Việc đi chéo hoặc chồng lên đường đi của chùm tia laser sẽ tạo ra vết nứt, do đó, chiến lược hiệu quả nhất là tạo ra các hình dạng tam giác, tâm rỗng có thể lồng vào nhau. Mỗi hình có kích thước khoảng 250 mm, khi lồng vào nhau, sẽ tạo thành một bề mặt chắc chắn ở những vùng đất rộng lớn trên Mặt Trăng, sau đó, có thể sử dụng làm đường và bãi đáp.

Nhóm nghiên cứu cho rằng để mô phỏng quá trình của họ trên Mặt trăng, sẽ cần phải vận chuyển một thấu kính 25 m2 từ Trái đất dùng để hướng ánh nắng mặt trời vào một khu vực cụ thể nhằm làm tan chảy đất Mặt trăng. Kích thước tương đối nhỏ của thiết bị sẽ giúp tiết kiệm chi phí.

NASA dự kiến sẽ khởi động sứ mệnh thứ hai của chương trình Artemis mới vào năm tới. Trong đó, một phi hành đoàn bốn người gồm có Christina Koch, Victor Glover, Reid Wiseman và phi hành gia người Canada Jeremy Hansen, sẽ thực hiện hành trình 10 ngày quanh Mặt trăng. Sứ mệnh này đóng vai trò khởi động cho kế hoạch của NASA đưa con người trở lại bề mặt Mặt trăng vào năm 2025 như một phần của chương trình Artemis III. Theo đó, một ​​người phụ nữ đầu tiên và người da màu đầu tiên sẽ đặt chân lên Mặt trăng.

Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Scientific Reports.

Nguồn: NASATI

Số lượt đọc: 1012

Về trang trước Về đầu trang