Chiến lược, Quy hoạch, Kế hoạch
Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Nghiên cứu và ứng dụng mô hình Kinh tế tuần hoàn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến nãm 2030” (20/09/2023)
-   +   A-   A+   In  
  

Trên cơ sở Quyết định số 495/QĐ-UBND ngày 16/3/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án “Nghiên cứu và ứng dụng mô hình Kinh tế tuần hoàn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030", UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án nêu trên với các mục tiêu cụ thể sau:

  • Đến năm 2025

- 85% chất thải nhựa phát sinh được tái sử dụng, tái chế, xử lý; giảm dần sử dụng túi ni lông khó phân hủy và sản phấm nhựa dùng một lần trong sinh hoạt; tỉ lệ thu gom và xử lý nước mưa phục vụ sinh hoạt đạt 10%.

- Tăng tỉ lệ xử lý nước thải và tái sử dụng nước thải cho các mục đích khác nhau, mục tiêu đạt 10%.

- Tỉ lệ sản xuất và tiêu thụ các nguồn nguyên vật liệu tại chỗ đạt 5%.

- 80% xe vận tải hành khách thay thế, đầu tư mới sử dụng điện, năng lượng xanh; tối thiểu 10% phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh đ

- Tăng diện tích trồng và phục hồi rạn san hô lên 3 - 4 ha.

- 10% các sản phẩm đã qua sử dụng được thu gom, sửa chữa, tân trang, tái sử dụng.

  • Đến năm 2030:

- 50% chất thải rắn sinh hoạt và 100% rác thải hữu cơ được thu gom, xử lý đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn thông qua các mô hình Kinh tế tuần hoàn.

- Tỉ lệ thu gom và xử lý nước mưa phục vụ sinh hoạt đạt 10%.

- Tỉ lệ xử lý nước thải và tái sử dụng nước thải cho các mục đích khác nhau đạt 10%.

- Tăng tỉ lệ sản xuất và tiêu thụ các nguồn nguyên vật liệu tại chỗ, hướng tới đạt mục tiêu 10%.

- 40 xe ô tô điện phục vụ du lịch và 500 xe đạp/máy điện.

- Tăng tỉ lệ chương trình trồng và phục hồi rạn san hô (tăng thêm 3 ha) và các hệ sinh thái khác so với giai đoạn 2022-2025.

- Phấn đấu đạt 100% xe vận tải hành khách thay thế, đầu tư mới sử dụng điện, năng lượng xanh; tỷ lệ phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh đạt 30%.

- 15% sản phẩm đã qua sử dụng trên đảo được thu gom, sửa chữa, tân trang, tái sử dụng.

- Đẩy mạnh các hoạt động xây dựng quy trình sản xuất, kinh doanh theo hướng Kinh tế tuần hoàn và cấp giấy chứng nhận cho các doanh nghiệp đạt mức 10%...

Để hoàn thành các mục tiêu trên, Kế hoạch đã đề ra các nhiệm vụ cụ thể cho 06 nhóm giải pháp cơn bản, đó là:

(1) Giáo dục nhận thức về kinh tế tuần hoàn: tổ chức các lớp tuyên truyền, khóa đào tạo về bảo vệ môi trường, phổ biến kiến thức về mô hình Kinh tế tuần hoàn cho học sinh và người dân trên đảo.

(2) Giảm thiểu rác thải, không rác thải nhựa: nâng cao năng lực thu gom và quản lý chất thải rắn tại Côn Đảo đồng thời triển khai giáo dục về ý thức cộng đồng và ý thức du khách.

(3) Tuần hoàn nước: hoàn thành và tiếp tục đầu tư dự án nâng cấp nhà máy xử lý nước thải tập trung; xây dựng hệ thống thu gom nước mưa cho các điểm cộng đồng trên các đảo nhỏ phục vụ nước uống và hoạt động du lịch và xây dựng hệ thống cấp nước liên kết cho đảo chính; Triển khai lắp đặt các thiết bị vệ sinh tiết kiệm nước hoặc không dùng nước cho một số địa điếm cộng đồng...

(4) Phát triển giao thông xanh và sử dụng hiệu quả năng lượng: nghiên cứu nguồn năng lượng/nhiên liệu xanh và hoàn thiện các thể chế, chính sách hỗ trợ tiêu thụ năng lượng/nhiên liệu xanh; lập kế hoạch, lộ trình phát triển trạm lưu trữ, cung cấp năng lượng/nhiên liệu sạch phục vụ phát triển giao thông xanh...

(5) Bảo tồn đa dạng sinh học: theo dõi, giám sát định kỳ chất lượng các hệ sinh thái và kiểm soát các hoạt động gây tác động xấu đến đa dạng sinh học biển; phục hồi nhân tạo để bổ sung san hô và cỏ biển; thành lập trung tâm cứu trợ sinh vật biển bị ảnh hưởng bởi thiên tai hoặc tác động của con người.

(6) Du lịch bền vững gắn với áp dụng kinh tế tuần hoàn: xác định các giải pháp khắc phục các hệ quả tiêu cực của các hoạt động du lịch hiện tại, phát triển các sản phẩm du lịch bền vững gắn với di tích lịch sử, văn hóa, tâm linh; xây dựng hệ thống khách sạn theo nguyên lý tuần hoàn; xây dựng mô hình nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, tuần hoàn phục vụ cho người dân và du khách; phát triển các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng cho Côn Đảo...

Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan chủ trì, phối hợp với UBND huyện Côn Đảo, Ban quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo, các sở, ban, ngành, cơ quan và đơn vị có liên quan triển khai thực hiện các các đề tài, nhiệm vụ khoa học công nghệ và các giải pháp về ứng dụng khoa học công nghệ theo mô hình kinh tế tuần hoàn cho huyện Côn Đảo; đồng thời công bố, thông tin rộng rãi kết quả của Đề án đến các địa phương, các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội và người dân. Ủy ban nhân dân huyện Côn Đảo xem xét lồng ghép mô hình kinh tế tuần hoàn vào các chương trình, dự án, nhiệm vụ, hạng mục đầu tư trên địa bàn huyện. Các sở, ban, ngành đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nội dung, giải pháp của Đề án.

(Nguồn: Kế hoạch số 152/KH-UBND)

Nguồn: baria-vungtau.gov.vn

Số lượt đọc: 479

Về trang trước Về đầu trang