Tin KHCN trong nước
Hoàn thiện công nghệ và thiết bị sản xuất giấy bao gói chất lượng cao dùng cho thực phẩm dạng khô (09/08/2023)
-   +   A-   A+   In  
Bao bì giấy được nghiên cứu và sử dụng từ rất lâu (đăng ký phát minh đầu tiên vào năm 1865) và ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong ngành công nghiệp bao bì. Hiện nay, bao bì giấy, các tông là loại bao bì được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới và trong nước, chiếm tới 70% các loại bao bì đang sử dụng.

Xã hội ngày càng phát triển thì sự quan tâm về sức khỏe của cộng đồng ngày càng được nâng cao, đặc biệt trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm. Do vậy, các sản phẩm bao gói thực phẩm cũng rất được chú trọng, đặc biệt là giấy bao gói thực phẩm.

Giấy bao gói thực phẩm nói chung và giấy bao gói trực tiếp thực phẩm khô nói riêng (bao gói các đồ ăn nhanh, đồ ăn sẵn, các loại bánh, các thực phẩm chứa bơ, dầu mỡ…), bên cạnh cần đảm bảo các yêu cầu về độ bền cơ lý, hóa học nó còn phải đảm bảo các tiêu chí về sự an toàn thực phẩm, bảo quản được các vitamin, chất dinh dưỡng của thực phẩm không bị phân hủy dưới các điều kiện môi trường, chống thấm nước cao, có khả năng chống thấm dầu mỡ, hạn chế hoặc kháng khuẩn, có mẫu mã đẹp và khả năng bảo vệ môi trường (có khả năng tái chế hoặc tự phân hủy). Xuất phát từ những yêu cầu thực tế và ưu điểm của sản phẩm giấy bao gói trực tiếp thực phẩm cũng như công nghệ sản xuất, nhóm nghiên cứu của TS. Cao Văn Sơn tại Viện công nghiệp giấy và xenluylô đã thực hiện đề tài: “Hoàn thiện công nghệ và thiết bị sản xuất giấy bao gói chất lượng cao dùng cho thực phẩm dạng khô” trong thời gian từ năm 2019 đến năm 2020.

Mục tiêu của đề tài là làm chủ công nghệ, thiết bị sản xuất giấy bao gói chất lượng cao dùng cho bao gói thực phẩm khô. Cụ thể là: Xây dựng được quy trình công nghệ sản xuất giấy bao gói chất lượng cao dùng cho bao gói trực tiếp thực phẩm khô. Cải tạo, nâng cấp dây chuyền sản xuất giấy phù hợp với sản xuất sản phẩm giấy bao gói chất lượng cao dùng cho bao gói thực phẩm khô, quy mô công suất 500 tấn/năm (trên cơ sở dây chuyền hiện có của Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô). Sản xuất và cung cấp ra thị trường 300 tấn sản phẩm giấy bao gói chất lượng cao đạt chất lượng.

Đề tài đã đạt được kết quả như sau:

1. Đã nghiên cứu và hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất giấy bao gói chất lượng cao dùng cho bao gói trực tiếp thực phẩm khô (đối với 02 dòng sản phẩm: giấy trắng và giấy nâu) trong phòng thí nghiệm và trên dây chuyền sản xuất công suất 500 tấn/năm (sản phẩm là bản quy trình công nghệ đã được hiệu chỉnh qua các đợt sản xuất).

2. Thiết kế, cải tạo, nâng cấp cải tiến dây chuyền sản xuất phù hợp với sản xuất sản phẩm giấy bao gói chất lượng cao dùng cho thực phẩm khô công suất 500 tấn/năm.

3. 01 hệ thống dây chuyền sản xuất sản phẩm giấy bao gói chất lượng cao dùng cho thực phẩm khô công suất 500 tấn/năm đã được nâng cấp, cải tạo.

4. Đã tiến hành sản xuất thử nghiệm thành công 300.569 kg (11 đợt sản xuất) sản phẩm giấy bao gói thực phẩm khô có các chỉ tiêu chất lượng n

5. Từng bước tiếp cận thị trường và đã tiêu thụ được 298,811kg sản phẩm giấy bao gói thực phẩm, đạt 99,4 % so với tổng sản lượng sản xuất (300,569 tấn) tính tới hết đợt sản xuất 11 tháng 01/2021. Tổng doanh thu bao gồm cả tồn kho dự kiến sau khi kết thúc chạy máy đạt được là 9.551.736.150 đồng.

6. Đã đánh giá được hiệu quả kinh tế kỹ thuật và môi trường cho dự án sản xuất giấy bao gói dùng cho thực phẩm khô công suất 500 tấn/năm. Trong thời gian thực hiện dự án từ tháng 3/2020 kết thúc quá trình chạy máy tổng chi phí sản xuất là 9.056.636.599 đồng; Tổng doanh thu bao gồm cả tồn kho là 9.551.736.150 đồng. Trong các năm tiếp theo, khi vận hành 100% công suất sản xuất của dây chuyền thì lợi nhuận đạt được là 654.835.796,03 đồng/năm (sau thuế thu nhập doanh nghiệp) và thời gian thu hồi vốn là 3,50 năm.

Kết quả của đề tài là cơ sở để các doanh nghiệp có thể đầu tư hướng đến dòng sản phẩm này, tăng cường khả năng cạnh tranh và thay thế một phần sản lượng đang phải nhập khẩu hiện nay.

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 18673/2021) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

 

Nguồn: NASATI

Số lượt đọc: 5306

Về trang trước Về đầu trang