Chuyển đổi số
Đầu tư hạ tầng thúc đẩy chuyển đổi số (23/05/2023)
-   +   A-   A+   In  
Hạ tầng số bao gồm hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin và hạ tầng trung tâm dữ liệu. Việc đầu tư phát triển hạ tầng số được xác định là nền tảng quan trọng quyết định sự thành công của quá trình chuyển đổi số (CĐS). 

Từng bước hoàn thiện hạ tầng số

Dù hiện nay, hạ tầng viễn thông cơ bản đã đáp ứng nhu cầu của người dân và DN. Song, các DN viễn thông trên địa tỉnh vẫn không ngừng nâng cấp, phát triển, hoàn thiện hạ tầng số, triển khai ứng dụng công nghệ thông minh mới cho hạ tầng cáp quang để đáp ứng băng thông nhằm phục vụ phát triển kinh tế số, xã hội số.

Với hệ thống mạng cáp quang bao phủ rộng lớn, VNPT tỉnh luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng và DN trong CĐS. Theo đại diện nhà mạng này, với nguồn lực và thế mạnh công nghệ, VNPT đang tích cực xây dựng nền tảng hạ tầng số, hệ sinh thái số phong phú đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, triển khai chính quyền điện tử nhằm thúc đẩy việc CĐS. Trong đó, VNPT đầu tư phát triển các trạm phát sóng mới 3G, 4G ở tất cả các khu vựcRiêng TP. Vũng, VNPT có Trung tâm tích hợp dữ liệu, khi cần thiết sẽ mở dung lượng để lưu trữ data dữ liệu phục vụ CĐS. Ngoài ra, định kỳ, đơn vị tiến hành rà soát, đánh giá chất lượng sóng viễn thông, độ bao phủ mạng lưới cáp quang để có phương án đầu tư nhằm bảo đảm thông tin không bị gián đoạn, chất lượng cung cấp dịch vụ tốt. Hạ tầng mạng truyền số liệu, máy chủ lưu trữ dữ liệu, hệ thống bảo mật thông tin đáp ứng yêu cầu triển khai các hệ thống chính quyền điện tử, tạo tiền đề chuyển đổi số các lĩnh vực kinh tế, xã hội và đô thị thông minh của tỉnh. 

Với hệ thống mạng cáp quang bao phủ rộng lớn, VNPT tỉnh luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng và doanh nghiệp trong chuyển đổi số

Thời gian qua, ngành giáo dục tỉnh cũng đẩy mạnh triển khai thức hiện chuyển đổi số, trong đó chú trọng sử dụng các hình thức thanh toán không tiền mặt đối với học phí, BHYT và các khoản phí khác. Ngành cũng triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành quản lý giáo dục, giảng dạy và hội họp trực tuyến, các cơ sở giáo dục đã sử dụng và khai thác phần mềm cơ sở dữ liệu ngành, hệ thống quản lý học sinh VnEdu của tỉnh có hiệu quả. Để thúc đẩy CĐS trong giáo dục, TP. Vũng Tàu cũng ưu tiên nguồn lực đầu tư mua sắm trang thiết bị máy tính, mạng internet trong phòng thực hành cho học sinh nhằm chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, môi trường học tập, thực hành bộ môn liên quan tới máy móc, thiết bị. Thành phố cũng chú trọng nâng cấp đường truyền, thực hiện kết nối giữa các đơn vị, các cấp quản lý, triển khai ứng dụng các giải pháp đồng bộ dữ liệu ngành và bảo đảm an toàn thông tin toàn thông tin.

Tiếp tục hoàn thiện hạ tầng số

Theo Sở Thông tin và Truyền thông, hiện nay 95,52% hộ gia đình có đường Internet cáp quang băng thông rộng, đã đưa vào vận hành hoạt động 10 trạm mạng 5G trên địa bàn tỉnh do VNPT và Viettel Bà Rịa - Vũng Tàu triển khai. Bên cạnh đó tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Kiến trúc công nghệ thông tin - truyền thông (ICT) phát triển đô thị thông minh tỉnh và đưa vào vận hành thử nghiệm Trung tâm giám sát, điều hành thông minh tỉnh. Đồng thời triển khai dự án “xây dựng hệ thống quản lý điều hành đô thị thông minh TP. Vũng Tàu” và dự án xây dựng, triển khai các dịch vụ, tiện ích thông minh phục vụ quản lý, đảm bảo an ninh trật tự đã được tổ chức thẩm định lần đầu. Một số sở, ngành đã đề xuất chủ trương đầu tư đối với các dự án do đơn vị mình làm chủ đầu tư… Đây được xem là nhiệm vụ trọng tâm làm nền tảng để tỉnh phát triển CĐS trên hầu hết các lĩnh vực. 

Trong năm 2023, tỉnh phấn đấu sẽ hoàn thiện chuyển đổi IPv6 trong hạ tầng mạng lưới, dịch vụ của cơ quan nhà nước; triển khai Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến tại các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Đồng thời đưa vào vận hành, khai thác chính thức trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh (IOC). Hoàn thành xây dựng và đưa vào vận hành Kho dữ liệu số của tỉnh, hoàn thành hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành các sở, ngành nhằm kết nối, chia sẻ và đồng bộ cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh. Trên 20% dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân.

BOX: Tính đến cuối năm 2022, tỉnh đã hoàn thành 13/30 chỉ tiêu và 28/53 nhiệm vụ chuyển đổi số. Đặc biệt, trong tiến trình chuyển đổi số tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Cụ thể đã có 53,6% hồ sơ thủ tục hành chính xử lý trực tuyến; triển khai hệ thống thông tin báo cáo LRIS đến 20 sở; thực hiện chế độ báo cáo kinh tế-xã hội định kỳ hàng tháng, quý, năm; 100% hồ sơ phát sinh mới được số hóa; 100% doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh sử dụng hóa đơn điện tử; 70,3% hộ nông dân sản xuất nông nghiệp có tài khoản trên sàn thương mại điện tử; 21,32% người dân có định danh điện tử.

Nguồn: sotttt.baria-vungtau.gov.vn

Số lượt đọc: 775

Về trang trước Về đầu trang