Tin KHCN nước ngoài

Tấm phim làm mát/sưởi ấm lắp bên trong cửa sổ có khả năng hấp thu và giải phóng năng lượng mặt trời (22/07/2019)

Vài năm trước, các nhà khoa học Thụy Điển đã phát triển hệ thống nhiệt mặt trời MOlecular (MOST), trong đó, năng lượng mặt trời được lưu trữ trong một môi trường lỏng, sau đó được giải phóng dưới dạng nhiệt. Hiện nay, công nghệ này được áp dụng dưới dạng một tấm phim hoàn toàn trong suốt, được thiết kế để lắp đặt bên trong cửa sổ của các công trình kiến trúc hay tòa nhà tiết kiệm năng lượng.


Các nhà nghiên cứu tìm ra vi khuẩn có thể tạo ra siêu vật liệu kỳ diệu (22/07/2019)

Siêu vật liệu graphene là một loại vật liệu mới được các nhà khoa học phát minh ra, với nhiều ưu điểm như mỏng nhẹ, siêu bền và siêu cứng. Mới đây, các nhà khoa học đã tìm ra một cách để sản xuất với giá thành cực rẻ nhờ sự trợ giúp của… vi khuẩn.


Phát triển công cụ giúp các thiết bị trở nên bền bỉ hơn (21/07/2019)

Các nhà khoa học từ Đại học Bách khoa Tomsk (TPU) và Đại học Kỹ thuật Irkutsk (ITU) gần đây đã phát triển một mô hình mới và cải tiến băng thử nghiệm rung.


Phát triển loại vaccine đầu tiên bằng trí tuệ nhân tạo (17/07/2019)

Lần đầu tiên trên thế giới, các nhà khoa học Australia đã tạo ra một vaccine cúm hoàn toàn mới nhờ công nghệ trí thông minh nhân tạo (AI).


Phương pháp chuyển đổi Carbon dioxide thành vật liệu graphene (16/07/2019)

Trong thế kỷ 21 hiện đại, khí Carbon dioxide (CO2) được coi là thủ phạm chính gây hiệu ứng nhà kính, hiện tượng biến đổi khí hậu, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Vì vậy, từ trước đến nay, con người đã và đang nỗ lực tìm kiếm những biện pháp nhằm làm giảm thiểu nồng độ CO2 trong không khí. Mới đây, một nhóm các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Karlsruhe (KIT) đã phát triển một phương pháp đơn giản nhằm biến loại khí độc hại này thành một nguồn tài nguyên hữu ích bằng cách chuyển đổi nó thành vật liệu graphene "kỳ diệu" trong tương lai.


Pin năng lượng mặt trời mới tạo ra điện và nước sạch (16/07/2019)

Điện và nước sạch là hai trong số những nhu cầu lớn nhất của thế giới - và các nhà khoa học tại Ả Rập Xê-út có lẽ đã tìm ra giải pháp cho vấn đề này.


cánh tay robot sử dụng vi khuẩn để phát hiện hóa chất (15/07/2019)

Một cánh tay robot sử dụng vi khuẩn được thiết kế để "nếm" một loại hóa chất cụ thể đã được phát triển bởi các kỹ sư, đây là một bằng chứng về khái niệm cho robot mềm dựa trên nền tảng sinh học.


Rác thải nhựa không thể tái chế có thể cung cấp năng lượng chạy ô tô (15/07/2019)

Các nhà khoa học đã tạo ra một phương pháp đầu tiên trên thế giới có thể biến nhựa không thể tái chế thành nhiên liệu có thể được sử dụng để cung cấp năng lượng cho xe hơi và nhà cửa. 


Chế tạo robot có thể học cách nhận dạng đồ vật bằng thị giác và xúc giác (15/07/2019)

Robot đang tiến gần hơn đến việc có thể nhìn thấy và cảm nhận được thế giới vật chất.

Hệ thống của Đại học Harvard có thể lưu trữ dữ liệu trong các phân tử hữu cơ hằng thiên niên kỷ (15/07/2019)

Người ta không gọi đây là Thời đại Thông tin mà không phải trả giá - ngày nay chúng ta có thể truy cập toàn bộ kiến thức tổng hợp của nhân loại từ những chiếc máy tính nhỏ xíu bỏ trong túi quần. Nhưng toàn bộ dữ liệu này phải được lưu trữ ở đâu đó và các máy chủ khổng lồ chiếm rất nhiều không gian vật lý và đòi hỏi một nguồn năng lượng khổng lồ. Nay các nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard vừa phát triển một hệ thống mới để đọc và ghi thông tin bằng các phân tử hữu cơ, có tiềm năng duy trì ổn định và an toàn trong hàng ngàn năm.