Tin KHCN nước ngoài

Sử dụng vật liệu phủ tường gợn sóng để làm mát thụ động các tòa nhà (04/09/2024)

Nhóm nghiên cứu tại Đại học Columbia và Đại học California đã sử dụng tấm ốp gợn sóng trên các bức tường của tòa nhà ngoài trời để làm giảm nhiệt độ bề mặt tường một cách thụ động.


Trộn thủy tinh nghiền với đất để tạo ra môi trường phát triển thực vật tốt nhất (03/09/2024)

Chất thải mảnh thủy tinh thường chỉ nằm ở bãi chôn lấp, nhưng có lẽ không phải lúc nào cũng như vậy. Một nghiên cứu mới cho thấy các hạt thủy tinh nghiền có thể được trộn với đất để tạo ra môi trường phát triển thực vật thực sự tốt hơn so với chỉ dùng đất.


Lò phản ứng sản xuất điện ở độ sâu 1,6 km (28/08/2024)

Lò phản ứng nước áp lực của Deep Fission nằm sâu trong lòng đất, không đòi hỏi bộ điều áp, hệ thống làm áp và nhà lò, giúp tiết kiệm chi phí và đảm bảo an toàn.


Công nghệ màng mới giúp các hệ thống lọc nước hiệu quả hơn (26/08/2024)

Nhóm nghiên cứu tại Đại học New York Abu Dhabi (NYUAD), các Tiểu vương quốc Ả rập đã sử dụng công nghệ vi sóng để tổng hợp và điều chỉnh dễ dàng một loại màng mới có khả năng lọc nước hiệu quả từ nhiều chất ô nhiễm.


In laser 3D bằng mực sinh học từ vi tảo (26/08/2024)

Vi tảo như tảo cát Odontella aurita và tảo lục Tetraselmis striata đặc biệt thích hợp để sản xuất vật liệu bền vững cho in laser 3D do vi tảo có hàm lượng lipid và sắc tố quang hoạt cao.


‘Nhựa sống’ thân thiện môi trường chứa đựng mầm mống hủy diệt của chính nó (26/08/2024)

Khi gặp khó khăn đối với một số loại vi khuẩn, chúng sẽ hình thành bào tử có thể chịu được môi trường khắc nghiệt nhất. Các nhà khoa học đã tận dụng thực tế đó để sản xuất "nhựa sống" có khả năng phân hủy sinh học nhưng chỉ trong những điều kiện cụ thể.


Màng siêu mỏng biến ốp điện thoại thành máy phát điện mặt trời (25/08/2024)

Pin mặt trời của Đại học Oxford mỏng hơn 150 lần so với pin mặt trời silicon hiện nay, có thể gắn lên các vật dụng như một lớp màng sạc trực tiếp.


Kính hiển vi nhanh nhất thế giới (22/08/2024)

Nhóm nhà vật lý tại Đại học Arizona phát triển kính hiển vi điện tử nhanh nhất thế giới, có thể chụp electron di chuyển với tốc độ 7.920.000 km/h.


Đột phá mới trong lưu trữ năng lượng nhờ vật liệu siêu hiệu suất (21/08/2024)

Các nhà khoa học tại Đại học Washington ở St. Louis đã phát triển một loại vật liệu mới, đem lại những đột phá quan trọng trong việc lưu trữ năng lượng tĩnh điện. Vật liệu này được chế tạo từ các cấu trúc dị thể nhân tạo, bao gồm màng 2D và 3D, có khả năng lưu trữ năng lượng cao gấp 19 lần so với các tụ điện hiện có trên thị trường.


Pin lớn nhất thế giới đạt công suất 8.500 MWh (20/08/2024)

Công ty Form Energy ở Somerville, Massachusetts lên kế hoạch biến đổi một nhà máy sản xuất giấy cũ ở Lincoln, Maine (Mỹ), thành nơi lắp đặt bộ pin lớn nhất thế giới, có thể cung cấp 85 MW cho lưới điện.