Tin KHCN nước ngoài

Ô tô không phát thải đang dần hiện hữu (23/01/2015)

Các tế bào nhiên liệu hydro có thể là lựa chọn tốt nhất cho các phương tiện không phát thải, tuy nhiên yêu cầu sử dụng bạch kim chi phí cao. Niken và các kim loại khác hoạt động gần như không hiệu quả. Những phát hiện mới giúp khắc phục những cơ chế cơ bản của phản ứng tế bào nhiên liệu trên đĩa bạch kim sẽ giúp các nhà nghiên cứu tạo ra điện xúc tác thay thế.



Tấm năng lượng mặt trời và điện tử in cải tiến nhờ phát hiện vật liệu mới (23/01/2015)

Các nhà nghiên cứu công bố phát hiện mới của họ về “tinh thể lỏng nematic” khan hiếm có thể dẫn đến hiệu suất pin mặt trời hữu cơ được cải thiện mạnh mẽ.


Chuẩn Wi-Fi 802.11ac mở đường cho công nghệ beamforming (21/01/2015)

Các hãng sản xuất đang cố gắng đưa công nghệ beamforming vào thiết bị mạng của mình nhằm cải thiện việc sử dụng băng thông cũng như tăng phạm vi phủ sóng cho mạng không dây.


"Keo thông minh" ADN có thể được sử dụng cho việc xây dựng các mô, bộ phận cơ thể người (20/01/2015)

Các phân tử ADN cung cấp các "mã nguồn" cho cuộc sống của con người, thực vật, động vật và một số loại vi khuẩn. Nhưng giờ đây các nhà nghiên cứu đã đưa ra một nghiên cứu bước đầu cho thấy các chuỗi ADN cũng có thể hoạt động như một chất keo dính gắn vật liệu in 3D với nhau mà một ngày nào đó có thể được sử dụng để phát triển các mô và cơ quan nội tạng trong phòng thí nghiệm.


Quần áo siêu cách nhiệt (20/01/2015)

Việc nhúng phủ dung dịch sợi nano bạc (AgNW) có khả năng cách nhiệt-bức xạ rất cao cho quần áo không những giúp cho người mặc giữ ấm cơ thể trong suốt mùa đông mà chúng còn có thể giảm hoặc thậm chí loại bỏ các nhu cầu sưởi ấm cho căn nhà của chúng ta. Với 47% năng lượng toàn cầu được sử dụng cho việc sưởi ấm trong nhà và 42% trong số đó được dùng để sưởi ấm nhà ở, do vậy sản phẩm quần áo cách nhiệt tốt này cho thấy có tiềm năng tiết kiệm chi phí cực lớn.



Pin mặt trời hữu cơ polime cho sản lượng điện tăng lên nhiều lần (20/01/2015)

Một thách thức lớn trong việc nâng cao hiệu suất của các pin quang điện đó là việc khắc phục một phần năng lượng ánh sáng hấp thu bị thất thoát dưới dạng nhiệt. Vì vậy, các nhà khoa học cố tìm cách thiết kế các vật liệu có thể chuyển hóa được nhiều năng lượng thành điện năng hữu ích. Giờ đây, một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Phòng thí nghiệm quốc gia Brookhaven của Bộ Năng lượng Hoa Kỳ và Đại học Columbia đã tiến hành ghép đôi các vật liệu polyme để khôi phục phần năng lượng bị thất thoát bằng cách tạo ra hai phần tử mang điện tích trên một đơn vị ánh sáng thay vì một như bình thường.


Ứng dụng công nghệ nano mới chống vi khuẩn bám dính trên bề mặt (20/01/2015)

Cũng giống như việc phát minh ra chảo chống dính mang lại lợi ích trong nấu ăn, một dạng bề mặt cấu trúc nano mới chống vi khuẩn bám dính mang nhiều triển vọng cho các ứng dụng trong chế biến thực phẩm, thuốc men và thậm chí là cả ngành hàng hải.


Ngụy trang trong tương lai bằng “lớp phủ ảo giác” (20/01/2015)

Thay vì sử dụng áo tàng hình, các nhà khoa học Hoa Kỳ đã dùng “lớp phủ ảo giác” để che giấu đồ vật bằng cách biến hình để nó trông giống một đồ vật khác. Lớp phủ này có thể giấu ăng ten và cảm biến mà không bị phát hiện từ xa, đồng thời vẫn cho phép thiết bị theo dõi thế giới bên ngoài.


Công nghệ mới lọc nước bằng ánh nắng mặt trời và chất xúc tác quang (20/01/2015)

Nhiều người trên thế giới không được sử dụng nước uống sạch, vì họ phụ thuộc vào các nguồn nước ô nhiễm và thường không được tiếp cận với các hệ thống lọc nước. Mới đây, hãng Panasonic đã giới thiệu hệ thống sử dụng ánh nắng mặt trời và chất xúc tác quang để lọc nước ô nhiễm với tốc độ phản ứng cao.


In 4D tạo ra các cấu trúc biến hình (20/01/2015)

Các nhà nghiên cứu thuộc Viện công nghệ Massachusetts (MIT), Hoa Kỳ đã sử dụng kỹ thuật in 4D để tạo ra các cấu trúc 3D động, có khả năng thay đổi hình dạng theo thời gian. Các đồ vật in 4D này một ngày nào đó có thể được sử dụng cho mô cấy y tế đến các thiết bị gia dụng. Kỹ thuật in 3D hiện nay tạo ra các đồ vật từ nhiều vật liệu như nhựa, gốm, thủy tinh, kim loại và thậm chí nhiều vật liệu lạ như sôcôla và các tế bào sống. Máy in họat động bằng cách in nhiều lớp vật liệu chồng lên nhau giống như máy in thường dùng mực, ngoại trừ máy in 3D có thể chồng các lớp phẳng lên nhau để tạo ra đồ vật 3D.