Tin KHCN nước ngoài

Trung Quốc xây dựng nhà máy điện hạt nhân nhỏ nhất thế giới (17/10/2016)

Viện Công nghệ an toàn năng lượng hạt nhân thuộc Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc đang xây dựng nhà máy điện hạt nhân nhỏ nhất thế giới, phù hợp với không gian bên trong một container vận chuyển dài khoảng 6,1m và cao 2,6m. Nhóm nghiên hy vọng sẽ lắp đặt lò phản ứng mới trên một hòn đảo ở Biển Đông trong vòng 5 năm tới.


Các nhà nghiên cứu khám phá khả năng trồng cây trên sao Hỏa (13/10/2016)

Các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Florida đã trồng rau diếp Outredgeous trong một thí nghiệm sơ bộ so sánh đất trồng cây trong bầu, đất bề mặt sao Hỏa có bổ sung các chất dinh dưỡng, và đất sao Hỏa không có chất dinh dưỡng (từ trái sang phải). Ảnh: NASA / Dimitri Gerondidakis.Ẩn mình trong phòng thí nghiệm của Viện Công nghệ Florida, sẽ là vườn Hỏa phát triển.


Quy trình biến bột mì thành các vi lỗ để thu khí CO2 (13/10/2016)

Các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Purdue đã chứng minh cách quy trình cacbon hóa bột mì tạo ra nhiều vi lỗ để thu khí CO2. Đây là công nghệ tái tạo tiềm năng để giảm phát thải CO2 từ ngành công nghiệp vào trong khí quyển.


Biến đổi nước thải của nhà máy bia thành vật liệu sản xuất pin tích trữ năng lượng (13/10/2016)

Các kỹ sư tại trường Đại học Colorado Boulder đã phát triển được một quy trình sản xuất sinh học theo hướng đổi mới, sử dụng sinh vật được nuôi cấy trong nước thải của nhà máy bia để chế tạo vật liệu cacbon phục vụ sản xuất pin tích trữ năng lượng.


Các nhà nghiên cứu lần đầu tiên phát triển thành công enzym ligase mới (13/10/2016)

Ligases, là enzym đảm nhiệm chức năng sửa chữa quan trọng trong tế bào, giúp sửa chữa các mối liên kết sợi bị đứt gãy của ADN và ARN. Các enzym này cũng là một công cụ quan trong trong công nghệ sinh học, rất có ích trong giải trình tự gen, phát hiện đột biến và các ứng dụng khác.


Giải Nobel Vật lý 2016 tôn vinh những phát hiện về sự chuyển hóa kỳ lạ của vật chất (07/10/2016)

Ngày 4/10, Viện hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã công bố Giải Nobel Vật lý 2016 thuộc về ba nhà khoa học người Anh đang làm việc tại Hoa Kỳ là David Thouless (Đại học Washington ở Seattle), Duncan Haldane (Đại học Princeton ở New Jersey) và Michael Kosterlitz (Đại học Brown ở Providence).


Nghiên cứu toàn cầu tiết lộ vai trò của các gen mới đối với chức năng tim (07/10/2016)

Phương thức hoạt động của cơ tim xem ra phức tạp hơn nhiều so với giả thuyết trước đây. Đây là kết luận của một nghiên cứu toàn cầu sử dụng dữ liệu từ 73.518 người trên khắp thế giới để tìm kiếm các gen mới của tim. Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên Tạp chí American College of Cardiology.


Những phương thức mới bảo vệ vệ tinh viễn thông và vệ tinh định vị (06/10/2016)

Một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã giải đáp được vấn đề cơ bản về môi trường không gian và tiết lộ những phương thức mới để bảo vệ vệ tinh viễn thông và vệ tinh định vị.


Công nghệ nano mang đến sản phẩm vệ sinh sạch và an toàn hơn (06/10/2016)

Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Applied Materials Today, một chất liệu mới được làm từ các sợi nano siêu nhỏ có thể thay thế chất liệu gây hại có trong tã và các sản phẩm vệ sinh. Các tác giả cho biết chất liệu mới của họ ít ảnh hưởng tới môi trường và an toàn hơn cho người sử dụng so với các chất liệu hiện có.


Công bố chủ nhân giải Nobel Hóa học 2016 (06/10/2016)

Chiều 5-10, Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển công bố giải Nobel Hóa học năm 2016 thuộc về ba nhà khoa học Jean-Pierre Sauvage (quốc tịch Pháp), J. Fraser Stoddart (hai quốc tịch Anh và Mỹ), Bernard L. Feringa (quốc tịch Hà Lan) “nhờ công trình thiết kế và chế tạo máy phân tử” (hay còn gọi là máy NANO).