Tin KHCN nước ngoài

Lớp phủ làm từ sản phẩm phụ của gỗ có thể giữ cho kính trong suốt (16/10/2023)

Các nhà nghiên cứu đã phát triển một phương pháp biến chất thải từ gỗ thành một màng trong suốt gốc sinh học có thể sử dụng làm lớp phủ chống mờ hoặc chống phản chiếu trên kính hoặc cửa kính xe. Ngoài việc cung cấp giải pháp thay thế cho các vật liệu tổng hợp độc hại hiện đang được sử dụng, phương pháp này còn biến chất thải thành bể chứa carbon có giá trị.

Cảm biến điện tử có độ nhạy cao và kích thước siêu nhỏ (16/10/2023)

Các nhà khoa học tại Australia vừa công bố một thành tựu đáng chú ý trong lĩnh vực công nghệ điện tử. Họ đã thành công trong việc phát triển một phiên bản cảm biến điện tử vô cùng nhỏ gọn và cực kỳ nhạy bén. Đây là một sáng tạo đầy tiềm năng có thể được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực quy mô lớn. Kết quả của nghiên cứu này đã được công bố trên Tạp chí Khoa học Nature Communications ngày 3/10.

Vật liệu thấm nước giúp cửa sổ chặn ánh sáng hoặc nhiệt một cách có chọn lọc (12/10/2023)

Cửa sổ là những thứ khá cơ bản cần thiết để đón ánh sáng và nhiệt, nhưng không phải lúc nào bạn cũng muốn cả hai thứ này cùng một lúc. Giờ đây, các kỹ sư tại Đại học bang North Carolina (NCSU) vừa phát triển được một loại vật liệu mới cho phép cửa sổ dễ dàng chuyển đổi giữa ba chế độ.

Công nghệ plasma biến tảo xanh thành 'thần dược' chữa lành vết thương (11/10/2023)

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng công nghệ plasma để biến đổi một loài vi tảo xanh lam thành lớp phủ hoạt tính sinh học với đặc tính chữa lành vết thương đáng kinh ngạc. Họ cho biết lớp phủ mới có thể áp dụng cho băng và thiết bị y tế để bảo vệ bệnh nhân khỏi bị nhiễm trùng, tăng tốc độ chữa lành và giảm viêm.

Những phát minh mới có thể biến nước biển thành nước uống (11/10/2023)

Trước tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng các nhà nghiên cứu đã phát minh ra các thiết bị, vật liệu có thể biến nước biển thành nước ngọt.

Phát triển đầu dò thần kinh hoạt động hữu cơ có thể điều chỉnh cho phép xử lý tín hiệu cảm biến gần (10/10/2023)

Để khám phá các rối loạn não và phương pháp điều trị tiềm năng, điều quan trọng là phải phân tích và giải thích các tín hiệu được truyền qua não. Mặc dù các đầu dò thần kinh gắn vào não có thể phát hiện tín hiệu sinh học tinh tế một cách hiệu quả nhưng chúng thiếu khả năng khuếch đại và xử lý các tín hiệu này, do đó cần phải sử dụng một bộ khuếch đại riêng.



Phát triển da sinh học giống da người giúp chữa lành vết thương nhanh hơn (09/10/2023)

Lần đầu tiên các nhà khoa học đã kết hợp sáu loại tế bào da cơ bản với hydrogel chuyên dụng để 'in' một làn da dày, nhiều lớp mà khi được cấy ghép sẽ tích hợp thành công với các mô xung quanh để chữa lành vết thương nhanh hơn và ít để lại sẹo hơn.

Dùng xi măng chế tạo siêu tụ điện tích trữ năng lượng sạc xe điện (08/10/2023)

Các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã sử dụng nguyên liệu là xi măng, muội than và nước chế tạo ra một siêu tụ điện cải tiến.

Phương pháp không xâm lấn biến con gián thành robot (06/10/2023)

Một nhóm kỹ sư cơ khí tại Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapo đã tìm ra cách điều khiển bằng điện tử những con gián mà không làm chúng bị thương. Trong bài báo đăng trên tạp chí npj Flex Electronics, các nhà khoa học đã mô tả cách sử dụng công nghệ mới để điều khiển gián từ xa và lợi ích của việc làm đó.

Hệ thống khử muối bằng năng lượng mặt trời tạo ra nước uống nhanh chóng (05/10/2023)

Các nhà nghiên cứu đã phát triển hệ thống khử muối mới sử dụng năng lượng mặt trời, tạo ra lượng lớn nước uống được và sử dụng kỹ thuật lấy cảm hứng từ đại dương để tránh vấn đề tắc nghẽn muối. Khi được mở rộng quy mô, hệ thống có thể cung cấp đủ nước uống đáp ứng nhu cầu hàng ngày của một gia đình nhỏ.