Tin KHCN trong nước

Ứng dụng các nghiên cứu khoa học công nghệ trong phát triển ngành Xây dựng (08/07/2022)

Để đẩy nhanh việc ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển ngành Xây dựng, Bộ Xây dựng và Bộ Khoa học Công nghệ đã thực hiện ký kết Chương trình phối hợp nhằm đẩy mạnh các hoạt động khoa học công nghệ trong ngành Xây dựng từ năm 2015. Sau khi có chương trình phối hợp được lãnh đạo hai bộ ký kết, đã tạo động lực lớn thu hút sự tham gia của các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp.


Nghiên cứu quy trình công nghệ bào chế một số sản phẩm chất lượng cao từ sâm Ngọc Linh (05/07/2022)

Sâm Ngọc Linh là một cây thuốc quý, đặc hữu và độc đáo của Việt Nam. Mặc dù thị trường Nhân sâm trên thế giới rất phát triển và mang lại giá trị hàng tỷ USD mỗi năm với các dạng sản phẩm hết sức phong phú như bạch sâm, hồng sâm, hồng sâm tẩm mật ong, cao sâm, mỹ phẩm… tạo ra một giá trị gia tăng lớn cho Nhân sâm, nhưng cho đến nay vẫn chưa hình thành một thị trường về chế phẩm Sâm Ngọc Linh do nhiều lý do như nguồn cung còn hạn chế, các chế phẩm từ nhân sâm trên thị trường còn thô sơ, chưa có các chế phẩm Sâm Ngọc Linh có chất lượng được kiểm soát và quản lý chặt chẽ. 

Tận dụng phế phẩm nông nghiệp (cùi bắp, rơm rạ) để phát triển nghề trồng nấm bào ngư (Pleurotus sp.) ở tỉnh Sóc Trăng (05/07/2022)

Nhằm tận dụng phế phẩm nông nghiệp (cùi bắp và rơm rạ) để phát triển nghề trồng nấm, góp phần chuyển đổi cơ cấu sản xuất, tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc Khmer, hộ nghèo và từng bước hình thành vùng chuyên canh trồng nấm cung cấp cho công nghiệp chế biến xuất khẩu nấm, nhóm nghiên cứu đến từ Công ty TNHH MTV Thiên Vạn Tường, do KS. Trần Văn Thắng đứng đầu, đã thực hiện Dự án “Tận dụng phế phẩm nông nghiệp (cùi bắp, rơm rạ) để phát triển nghề trồng nấm bào ngư (Pleurotus sp.) ở tỉnh Sóc Trăng”.

Startup Việt làm thiết bị cảnh báo môi trường ao nuôi tôm (05/07/2022)

Thiết bị gồm các cảm biến có thể phát hiện nồng độ oxy, pH trong ao, sau đó tự động điều chỉnh máy quạt nước giúp chủ ao không phải túc trực đo, điều chỉnh thủ công.

Sản xuất thành công vải thiều không hạt, quả to, mã đẹp, cùi dầy, có vị giòn ngọt đặc trưng (01/07/2022)

Qua quá trình trồng thử nghiệm, đến nay tại Bắc Giang đã sản xuất thành công vải thiều không hạt. Vải cho quả to, mã đẹp, cùi dầy và có vị ngọt, giòn đặc trưng, chín muộn.


Phát huy giá trị các công trình khoa học, công nghệ (30/06/2022)

Các công trình, giải pháp khoa học và công nghệ của thành phố Hà Nội có tên trong Sách vàng sáng tạo Việt Nam giai đoạn 2016-2021 đều được áp dụng trong thực tiễn và có ý nghĩa về kinh tế - xã hội và môi trường. Để tiếp tục phát huy hơn nữa các giá trị này, rất cần sự động viên, khích lệ về tinh thần cũng như sự hỗ trợ, định hướng của thành phố.

Techfest 2022: Lan tỏa và thúc đẩy phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo (30/06/2022)

Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo Quốc gia (Techfest 2022) lần thứ 8 sẽ diễn ra tại Bình Dương và được Bộ Khoa học và Công nghệ phát động chuỗi sự kiện kéo dài đến tháng 12/2022 với mục tiêu kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp, thúc đẩy các giải pháp đổi mới sáng tạo từ các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Xác định cấu trúc tinh thể đầu tiên của protein LAG3 giúp điều trị ung thư tốt hơn (30/06/2022)

Các chất ức chế kiểm soát miễn dịch đã cách mạng hóa việc chăm sóc bệnh nhân ung thư. Liệu pháp này hoạt động bằng cách ngăn chặn các khối u đóng cửa phản ứng miễn dịch, từ đó cho phép các tế bào T tiêu diệt các tế bào ung thư. Các chất ức chế kiểm soát được nhắm vào các protein PD-1, CTLA-4 và được sử dụng để điều trị nhiều loại khối u rắn, bao gồm khối u ác tính và ung thư phổi.


Bảo tồn, lưu giữ nguồn gen vi sinh vật trồng trọt (30/06/2022)

Nguồn gen vi sinh vật (VSV) có vai trò vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển công nghệ sinh học. Đây là nguồn vật liệu khởi đầu cho các kỹ thuật di truyền, công nghệ vi sinh và công nghệ lên men. Cho đến nay người ta đã biết hầu hết các loài động vật và 95% các loài thực vật trên trái đất, nhưng với VSV thì mới biết chưa đến 10%. 

Nhà khoa học làm bê tông cốt nhựa in 3D chịu lực gấp 4 lần (29/06/2022)

Sử dụng hạt thủy tinh và nhựa tái chế, TS Trần Phương và cộng sự phát triển loại bê tông in 3D với những ưu điểm vượt trội so với loại truyền thống.