Tin KHCN trong nước

Sản xuất gỗ từ trấu (10/09/2014)

Viện Nghiên cứu Lúa (Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội) và Viện Vật lý (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) đã nghiên cứu sản xuất gỗ sinh thái TGV xenlulo composite từ trấu. Bản chất của công nghệ này là chế tạo các thanh gỗ thịt có chiều dài vô tận từ các hạt vụn xenlulo nguồn gốc từ bột trấu.

Chiết xuất lá, rễ cây dâu tằm phục vụ điều trị đái tháo đường (08/09/2014)

Không chỉ nghiên cứu tác dụng của bột chiết lá dâu trên các chỉ số lipid và đái tháo đường thực nghiệm, thạc sĩ, bác sỹ Nguyễn Quang Trung (Khoa Sinh hóa, bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí, Quảng Ninh) còn tìm ra phương pháp chiết xuất lá, rễ cây dâu.


Chiết xuất cao tỏi đen bằng phương pháp siêu âm (05/09/2014)

Nghiên cứu của Học viện quân y, Viện dinh dưỡng đã xây dựng được quy trình chiết xuất cao tỏi đen bằng phương pháp chiết siêu ở âm tần số 60 MHz, với dung môi là nước. Hiệu suất chiết đạt 87,36%.

Hội thảo hướng dẫn dành cho các nhà sáng chế tại TP Hồ Chí Minh (03/09/2014)

Ngày 29/8/2014 tại thành phố Hồ Chí Minh, Cục Sở hữu trí tuệ  (Bộ KH&CN) phối hợp với Tổ chức SHTT thế giới (WIPO) và Sở KH&CN thành phố Hồ Chí Minh,  Sở KH&CN  Hà Nội, Sở KH&CN Đà Nẵng, Tạp chí Sở hữu trí tuệ và sáng tạo tổ chức Hội thảo với chủ đề “Hướng dẫn về cuộc thi sáng chế năm 2014”.

SMAC - Nền tảng công nghệ phát triển thông minh (27/08/2014)

Chủ đề "SMAC - Nền tảng công nghệ phát triển thông minh" vừa được Viện Khoa học Công nghệ VINASA (VSTI), Hiệp hội phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam VINASA, Viện Công nghiệp phần mềm và Nội dung số Việt Nam (NISCI), Bộ Thông tin và Truyền thông, Viện Công nghệ thông tin (ITI), Đại học Quốc gia Hà Nội, với sự hỗ trợ của các đơn vị trong đó có Microsoft tổ chức tại sự kiện Ngày Công nghệ Thông tin 2014 diễn ra sáng 25/8/2014, tại Hà Nội.


Việt Nam đăng quang cuộc thi Robocon quốc tế (25/08/2014)

Việt Nam đã vượt qua Nhật Bản đề giành ngôi vị cao nhất trong cuộc thi Robocon châu Á- Thái Bình Dương.


Phòng thí nghiệm pin nhiên liệu thế hệ mới đầu tiên ở Việt Nam (21/08/2014)

Dự án “Nghiên cứu xử lý chất thải trong nuôi trồng thủy sản, chuyển đổi thành năng lượng điện thông qua pin nhiên liệu rắn thế hệ mới, góp phần phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long” do Phòng thí nghiệm công nghệ nano (LNT), Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh đề xuất đã được Chính phủ Nhật Bản chấp thuận hỗ trợ vốn ODA để nghiên cứu. Thời gian dự kiến thực hiện dự án là 60 tháng, từ 4/2015 đến 3/2020. Việc triển khai thực hiện dự án thành công sẽ là cơ hội tốt cho LNT xây dựng Phòng thí nghiệm nghiên cứu pin nhiên liệu thế hệ mới trên nền oxid rắn (SOFC) đầu tiên ở Việt Nam. LNT sẽ được tiếp nhận công nghệ mới SOFC chuyển giao từ các chuyên gia của Nhật Bản và được đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao.

Cục NLNT trao tặng sách về điện hạt nhân cho Phòng trưng bày của Ban QLDA điện hạt nhân Ninh Thuận (20/08/2014)

Thực hiện kế hoạch công tác thông tin, tuyên truyền về điện hạt nhân của Cục Năng lượng nguyên tử (NLNT), ngày 12/8/2014 tại Ninh Thuận, Cục NLNT đã phối hợp với Ban Quản lý dự án điện hạt nhân Ninh Thuận tổ chức buổi trao tặng sách “Năng lượng và Năng lượng hạt nhân” cho Phòng trưng bày của Ban Quản lý dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và một số trường trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Lớp tuyên truyền xây dựng điện hạt nhân ở VN dành cho pv, btv các cơ quan TT báo chí tại tỉnh Ninh Thuận (20/08/2014)

Nhằm đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về phát triển điện hạt nhân và triển khai Đề án thông tin, tuyên truyền về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam đến năm 2020, trong 02 ngày 13 - 14/8/2014, tại Ninh Thuận, Cục Báo chí – Bộ Thông tin và Truyền thông đã chủ trì và phối hợp với Cục Năng lượng nguyên tử - Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lớp tập huấn kỹ năng tuyên truyền xây dựng điện hạt nhân ở Việt Nam dành cho phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn báo chí của trung ương và địa phương.

Việt Nam có thể chụp ảnh những thiên thể mờ và xa, như tinh vân và thiên hà (19/08/2014)

Nhóm nghiên cứu của trường Đại học sư phạm TP.HCM đã thành công trong việc quang trắc sao qua hệ kính Takahashi. Họ đã thực hiện cho một sao đơn và cụm sao mở rộng, đồng thời chụp nhiều loại thiên thể khác nhau: cụm sao mở rộng, cụm sao cầu, tinh vân, thiên hà.