Tin KHCN trong nước

Chân dung PGS.TS Trương Thanh Hương: Nhà khoa học với những công trình đồ sộ (09/03/2021)

PGS.TS Trương Thanh Hương, giảng viên cao cấp Đại học Y Hà Nội đã được vinh danh lại lễ trao Giải thưởng Kovalevskaia năm 2020 với nhiều công trình nghiên cứu đóng góp cho điều trị tim mạch ở Việt Nam và thế giới.


Chuyển đổi mô hình tăng trưởng dựa trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo (08/03/2021)

Thời gian tới, Bộ KH&CN sẽ đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng dựa trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, tập trung ứng dụng khoa học và công nghệ phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn, công nghệ mới, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ...

Tiêu chuẩn mới khẳng định hiệu quả năng lượng của thiết bị hàng hải (02/03/2021)

Hiệu quả năng lượng là rất quan trọng trong ngành vận tải biển - từ góc độ tài chính cho đến chương trình tổng thể chuyển đổi xanh.

Chọn tạo giống cà chua bi mới (28/02/2021)

Nhóm tác giả của Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM mới đây đã chọn tạo được 2 giống cà chua bi mới, thích hợp trồng trong nhà màng tại TPHCM, cho năng suất, chất lượng cao và chống chịu tốt với bệnh héo xanh vi khuẩn.

Nhà khoa học Việt Nam đầu tiên được nhận Giải Noam Chomsky (28/02/2021)

Cuối năm 2020, Lễ trao Giải Noam Chomsky diễn ra tại trụ sở Hiệp hội các nhà nghiên cứu Hàn lâm liên quốc gia (STAR) ở Hoa Kỳ đã vinh danh PGS, TS Trần Xuân Bách ở hạng mục "Ngôi sao tỏa sáng về thành tựu trong nghiên cứu 2020". Đây là nhà khoa học Việt Nam đầu tiên được nhận giải thưởng danh giá này.

Đổi mới sáng tạo để bứt phá (28/02/2021)

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đề ra mục tiêu, đến năm 2030 Việt Nam là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045, trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Để thực hiện mục tiêu, khát vọng này và sớm có sự bứt phá, cần chuyển đổi mô hình tăng trưởng hiện nay sang mô hình dựa trên khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo.

3 giải pháp thúc đẩy công cuộc đổi mới sáng tạo tại Việt Nam (28/02/2021)

Chuyên gia Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ đã chia sẻ về 3 giải pháp nhằm thúc đẩy công cuộc đổi mới sáng tạo tại Việt Nam.

Phủ xanh bờ dốc bằng công nghệ phun hỗn hợp bùn đất trộn hạt thực vật đa loại (28/02/2021)

Phủ xanh bề mặt bờ dốc bằng thực vật hay cỏ không chỉ nhằm chống xói mòn đất trên bề mặt, giảm nguy cơ sụt trượt đất đá mà còn là giải pháp tạo cảnh quan môi trường sinh thái. Cách làm truyền thống và phổ biến hiện nay ở nước ta là sử dụng cỏ hay thực vật trồng thủ công dạng khóm, mảng, giâm cành hay rắc hạt với một số giống/loại khác nhau. Hạn chế chính của cách làm này là năng suất lao động thấp, chỉ phù hợp khi bề mặt hay bản thân bờ dốc (đào hay đắp) có lớp đất thổ nhưỡng phù hợp và đủ dày. Với định hướng đẩy mạnh áp dụng công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng công trình xây dựng theo hướng thân thiện môi trường để phát triển bền vững, giải pháp công nghệ phun hỗn hợp bùn đất kết hợp hạt thực vật đa loại đã được Công ty Cổ phần phát triển công nghệ bảo vệ bờ dốc ATV Việt Nam triển khai thí điểm tại 10 vị trí bờ dốc nền đường đào sâu, với địa chất là đất đá phong hóa không có lớp thổ nhưỡng, thuộc đoạn Km70+069 - Km91+560 trên đường cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. Sau hai năm thi công thử nghiệm, kiểm chứng cho thấy, đây có thể là một hướng mới trong bảo vệ bờ dốc theo hướng giảm bê tông hóa, thân thiện môi trường trên các công trình đường bộ, đường sắt, khu du lịch tại Việt Nam.

Chế tạo thành công cân động điện tử, phân loại trái cây (27/02/2021)

Đây cũng là sản phẩm của đề tài “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thành công hệ thống dây chuyền cân động điện tử, phân loại trái cây”, do nhóm tác giả Trường Cao đẳng Công Thương TPHCM thực hiện, được Sở KH&CN TPHCM nghiệm thu trong năm qua.

Cần đổi mới phương thức quản lý chỉ dẫn địa lý (27/02/2021)

Trong năm 2020, số lượng đơn đăng ký và giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý được Cục Sở hữu trí tuệ cấp đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, các đối tượng được bảo hộ và việc khai thác lợi thế từ những chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ còn hạn chế, cần có các chính sách thúc đẩy và đổi mới trong phương thức quản lý.